07/03/2008 18:32 GMT+7

Robot quân sự trở thành vũ khí khủng bố

KHỔNG LOAN
KHỔNG LOAN

TTO - Khoảng 4.000 robot đang tham chiến trên chiến trường Iraq nhằm tránh thương vong cho lính Mỹ. Vào tháng 10-2006, một máy bay không người lái của Mỹ thực hiện 400 ngàn giờ bay.

xW02ETTU.jpgPhóng to

Sẽ đến lúc các robot quân sự có vũ trang hoạt động độc lập và không cần con người điều khiển nữa. Nhưng đó cũng là nguy cơ lớn đối với sự an toàn của nhân loại. Trong hình là Kẻ săn mồi MQ-1 (MQ-1 Predator) - máy bay không người lái làm nhiệm vụ trinh thám, có thể mang hai tên lửa AGM-114 Hellfire. Nó đã "tham chiến" ở Afghanistan, Bosnia, Serbia, Iraq, và Yemen. Ảnh: "Kẻ săn mồi" được điều khiển bởi con người từ nơi cách xa chiến trường nguy hiểm. Ảnh: http://www.science.howstuffworks.com/

Các nước tiên tiến trên thế giới đang lao vào một cuộc đua chế tạo robot quân sự. Lời cảnh báo ngày 28-2 của vị giáo sư hàng đầu người Anh về trí thông minh nhân tạo khiến người ta lo ngại hơn về tương lai bất ổn cho nhân loại – từ chính những robot đó.

Hollywood và các hãng sản xuất trò chơi vi tính đã cho ra đời nhiều bộ phim và trò chơi liên quan đến robot và về tương lai của nhân loại với sự tham gia của các người máy. Một thông điệp có thể thấy qua đó là trí thông minh nhân tạo chính là nguy cơ lớn đối với sự tồn vong của con người. Các loạt phim gây ấn tượng có thể kể tới Terminator (1984/1991/2003), The Matrix (1999/2003), Artificial Intelligence: A.I. (2001), I, Robot (2004).

“Chỉ là vấn đề thời gian”

Theo AFP, ba robot vũ trang đầu tiên được trang bị súng máy cỡ lớn được triển khai đến Iraq năm ngoái, đã “phát huy hiệu quả” lớn tới mức Mỹ phải ra lệnh huy động thêm hơn 80 robot tương tự tới chiến trường này. “Thế giới đang mê ngủ trong một cuộc đua robot toàn cầu,” Giáo sư Noel Sharkey đã nói thẳng lo ngại của mình tại hội nghị ở London trước các tướng lĩnh quốc phòng Anh ở Viện Quốc phòng và an ninh hoàng gia Anh.

“Mối đe dọa ngày càng tăng lên khi các cường quốc như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Israel dẫn đầu trong việc nghiên cứu và đi vào sử dụng các robot đặc biệt tiên tiến”. Theo thông cáo báo chí của Đại học Sheffield, nơi giáo sư Noel giảng dạy tại Khoa Khoa học máy tính và Trí thông minh nhân tạo, trong 10 năm tới, ưu tiên của Bộ Quốc phòng Mỹ là cho ra đời loại robot có thể tự quyết định thời gian, địa điểm, đối tượng để ra tay tàn sát.

Giáo sư Noel đã nhìn thấy bước đầu tiên trong cuộc đua robot quân sự toàn cầu. Bộ Quốc phòng Mỹ - “người chơi” chính - đã đưa ra lộ trình phát triển các hệ thống điều khiến tự động 2007-2013 (được xuất bản tháng 12-2007). Theo đó, Mỹ đề xuất chi khoảng bốn tỉ USD cho đến năm 2010 nhằm phát triển công nghệ các hệ thống không có người điều khiển, nâng tổng số chi phí vào lĩnh vực này lên 24 tỷ USD.

Mỹ muốn 1/3 xe trên chiến trường là không người lái vào năm 2015 Không chịu kém cạnh, các nước khác ở châu Âu và đồng minh của Mỹ cũng đang bắt đầu đặt một bàn chân vào cuộc đua chế tạo robot vũ khí. Đó là Canada, Hàn Quốc, Nam Phi, Singapore và Israel. Trung Quốc, Nga và Ấn Độ cũng bắt đầu tham gia cuộc đua chế tạo các loại vũ khí tự động.

Báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ cho biết họ không chắc chắn về các hoạt động này ở Trung Quốc, nhưng thừa nhận rằng Trung Quốc có khả năng về cơ sở hạ tầng rất mạnh để phát triển loại robot quân sự.

EjAUxAav.jpgPhóng to

Giáo sư Noel Sharkey là một trong những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực trí thông minh nhân tạo của Anh. Ảnh: http://www.dcs.shef.ac.uk/

Hủy diệt

“Robot phục vụ trong chiến tranh đang được xem là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tương lai con người. “Kẻ hủy diệt” – nhân vật của loạt phim về người máy (Terminator) - sẽ thật sự xuất hiện trong cuộc sống con người nếu những kẻ khủng bố có được những robot này.” – Giáo sư Noel Sharkey.

Được triển khai tại nhiều chiến trường trên thế giới, các loại robot bán tự động hiện nay có thể trở thành những "cỗ máy" giết người, thậm chí có những robot thông minh trong tương lai đưa ra những quyết định hủy diệt loài người.

Tuy nhiên, AFP dẫn lời Ronald Arkin, làm việc tại Viện Công nghệ Georgia - Mỹ, cơ quan hợp tác với quân đội Mỹ về nghiên cứu robot, vẫn vẫn tồn tại những rào cản trong việc phát triển những robot có khả năng như một kẻ huỷ diệt. Nhưng rõ ràng, các nhà chiến lược quân sự luôn muốn sở hữu những robot hoàn toàn tự động vì điều đó làm giảm chi phí và mức độ gây nguy hiểm.

Trang web Tổ chức máy tính Anh – cơ quan hàng đầu cho những người làm việc trong lĩnh vực IT dẫn lời giáo sư Noel cho rằng "Cộng đồng thế giới cần đánh giá nguy cơ của các loại vũ khí mới, sau một thời gian họ cùng lao vào vào sử dụng chúng". Con người đang khát khao có sự hỗ trợ của robot trong mọi lĩnh vực có thể. Dĩ nhiên, các lực lượng khủng bố cũng hiểu điều đó. Theo ông Noel, cần phải cấm tuyệt đối các hệ thống vũ khí tự động. "Chúng ta phải vẽ ra một đường ranh giới và nói rõ chúng ta muốn gì và thế giới cùng thỏa thuận". Đề xuất của giáo sư Noel, ở thời điểm này, có lẽ rất khó thực hiện.

KHỔNG LOAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên