![]() |
VỌNG CỔ
Từ bấy lâu nay, cô bác ai cũng cho rằng tôi là thằng Hai sợ vợ, nhưng sự thật thì tôi chỉ muốn êm ấm gia...
1- ... đình. Và nếu tôi đánh nó thì sợ nó đau mình. Nếu để nó gánh nước sợ nó đau vai, còn bắt nó quét nhà sợ nó đau xương sống, bảo nó chẻ củi thì sợ nó phồng tay, bởi vậy nên mọi việc gì tôi cũng đều lãnh đủ. Hễ nó chửi là tôi cười, nó đánh là tôi đỡ, mà nó rượt là tôi chạy. Bởi vậy, nên cô bác xóm giềng họ mới đặt cho tôi cái tên là thằng Hai gà chết.
2- Hôm nay, ngồi một mình buồn hiu nên tôi mới nhớ lại những ngày dĩ vãng, nhớ lúc con vợ còn bán ốc gạo ven đường. Còn tôi là một thanh niên chuyên nói khoác ăn tiền. Nhưng nó có biết đâu những chuyện làm vui vẻ của tôi, hễ mỗi lần gặp nó là nó nở nụ cười duyên đưa hàm răng lòi xỉ ra, khiến tôi mê hồn, nên tôi theo ve bén gót. Khi nó đã chịu đèn rồi hai đứa ở đại nhau, không làm hợp đồng giao kèo gì ráo, nhưng mấy tháng trường chung chăn gối thì cái bụng nó no tròn và lại nói thèm chua. Vợ chồng lúc mới ở với nhau, thường hay mắc cỡ. Không dám gọi bằng mình, cũng chẳng dám kêu em. Đối với tôi, nó cũng rất ngại ngùng. Nên hai đứa thường hay nói trỏng.
LTS: Từ khoảng thập niên 60, làng cổ nhạc Sài Gòn có xuất hiện những bài hát vọng cổ vui, phê phán lối sống không lành mạnh của người thành phố lúc ấy. Những bài hát này được thể hiện qua các giọng ca của nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa, Xuân Phát... Nhằm phục vụ cho dân ghiền 6 câu vọng cổ hát trong các buổi họp mặt, TTC cố gắng sưu tầm bằng cách chép lại từ dĩa nhựa. Vì không thể liên lạc được với các soạn giả, nên xin các soạn giả có bài hát đăng trên TTC vui lòng liên lạc với tòa soạn để nhận nhuận bút. Xin cám ơn!
VỌNG CỔMột hôm nọ, tôi đang ngồi chẻ củi, nó muốn gọi tôi vào ăn cơm, nhưng ngại tiếng kêu...
4- ... mình. Đứng đợi hồi lâu nó mới cất tiếng kêu rằng: “Ê, ai cơm về nghe”. Tôi mới hỏi lại “Vậy chớ cơm ai nấu đó?”. Nó mới trả lời: “... Hè... hè... hè... nấu chớ ai!”. Đó rồi tôi mới vào ăn, nhưng mà hai đứa chẳng nói năng một lời.
5- Còn nhớ một hôm, nó bảo tôi đi nấu nước trà đãi khách nhưng chẳng may tôi làm bể hết cái ông lò, nó mới nổi xung thiên rút cái roi mây và lớn tiếng kêu rằng: “Mình lên đây tôi biểu coi lẹ đi!”. Tôi mới cóm róm đi lên và nói: “Dạ mình kêu em!”. Nó mới nói: “Tại sao anh hư quá vậy?”. Tôi mới nói: “Dạ, thưa mình...”. Nó mới liền chận lại: “Không thưa gởi gì hết... ráo, mau cúi xuống!”. Tôi liền năn nỉ: “Xin mình nhớ đánh nhẹ tay, đánh mạnh tôi chết còn ai quạt mùng”.
6- Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách anh hùng nhiều nỗi gian truân. Mình ơi có đánh thì đánh ở lưng. Đừng đưa chân cẳng, đau lòng cò con. (Hát theo nhạc bài “Cầu sông Kwai”) Nào ai nỡ trách những trai yêng hùng. Đừng cho bà xã đánh lưng tưng bừng. Tối chung vô mùng là hết giận ngay.
Từ đó về sau, mỗi lần vợ tôi giận là tôi theo nở nụ cười tình. Thôi mà đừng giận nghe cưng, để anh bắt chí gãi lưng giùm mình. Nó liền quay lại cười tình, thế là hết giận gia đình êm vui.
Soạn giả: YÊN SƠN
Tuổi Trẻ Cười số 324 (ra ngày 15-01-2007) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận