Phóng to |
Với 55 hội viên ban đầu và ban chủ nhiệm gồm bảy người, Hội Cổ vật TP.HCM được UBND TP cấp phép hoạt động “là tổ chức quần chúng tự nguyện của các cá nhân, tổ chức đang sinh sống, công tác và hoạt động trên địa bàn thành phố cùng quan tâm đến cổ vật nhằm tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ nhau tham gia các hoạt động phục vụ việc bảo vệ, nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản cổ vật, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền; đấu tranh chống việc mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép cổ vật; tổ chức giới thiệu giá trị cổ vật nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc VN”.
Hội Cổ vật TP.HCM chịu sự quản lý nhà nước của Sở Văn hóa - thể thao & du lịch, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng. Kinh phí hoạt động của hội tự lo liệu.
Ông Nguyễn Văn Quỳnh - chủ tịch Hội Cổ vật TP.HCM - cho biết chương trình của hội trong năm 2010 sau khi thành lập là tổ chức tham gia trưng bày các cuộc triển lãm chủ đề “Rồng về Thăng Long” và “1.000 năm gốm Việt”.
Tham gia Hội Cổ vật TP.HCM có các nhà sưu tập, nghiên cứu ở Đồng Nai, Tiền Giang, Huế, Đà Lạt, Hải Dương... Dù vậy, một số nhà sưu tập, nghiên cứu cổ vật có tiếng tại TP.HCM như Hoàng Văn Cường, Trần Đình Sơn, Phạm Hy Tùng... không có tên trong danh sách hội viên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận