17/08/2007 08:51 GMT+7

"Quýt làm cam chịu"!

THIÊN AN
THIÊN AN

TT - NXB VHTT vừa gửi công văn "kêu oan" đến một số tờ báo vừa cho cuốn Mật mã Da Vinci "lên thớt" (lần này không phải với tội dịch ẩu mà là chế bản ẩu). Thêm một bằng chứng cho thấy vấn nạn sách lậu không những làm các NXB, nhà sách bị thiệt hại về kinh tế mà còn về uy tín, vì nỗi "quýt làm cam chịu".

RYP6b7QV.jpgPhóng to

Làm sao để không mua phải sách lậu giữa thị trường sách thật - giả chen chân hiện nay? - Ảnh: T.T.D.

TT - NXB VHTT vừa gửi công văn "kêu oan" đến một số tờ báo vừa cho cuốn Mật mã Da Vinci "lên thớt" (lần này không phải với tội dịch ẩu mà là chế bản ẩu). Thêm một bằng chứng cho thấy vấn nạn sách lậu không những làm các NXB, nhà sách bị thiệt hại về kinh tế mà còn về uy tín, vì nỗi "quýt làm cam chịu".

Chuyện bắt đầu từ một bức xúc chính đáng của nhà thơ Trần Nhuận Minh về những lỗi in ẩu mà theo ông là "cẩu thả ở mức chưa từng thấy" trong bản sách Mật mã Da Vinci mà ông đọc phải. Các lỗi sai được xếp thành bốn nhóm: sai tên người, địa danh, sai chữ số, sai dấu câu, các chữ cái thừa, tối nghĩa... Ví dụ: tu viện Sion thì nhiều trang in là tu viện Siễn, bảo tàng Louvre thì là Loutre, nhân vật Leigh có trang in là lanh, Langdon thì thành tang don, Da Vinci thành Da vincô... Nhưng "oan" nhất vẫn là nàng Mona Lisa vì khi thì bị gọi là Mong Lia, khi là Miona Lisa, khi lại là Mna Lisa, mona Lia...

Kiểm tra đối chiếu của NXB VHTT với bản sách mà NXB đã ấn hành (bản dịch đã được nhà thơ - dịch giả Dương Tường hiệu đính) không cho thấy những lỗi bị chỉ trích nói trên. Bản sách được nhà thơ Trần Nhuận Minh "giải phẫu" rõ ràng là bản sách bị in lậu. Mà Mật mã Da Vinci là một trong những cuốn đang bị in lậu nhiều nhất trên thị trường, bất chấp những cuốn sách thật được dán tem chống giả.

Việc bản sách vấp phải nhiều lỗi chính tả đến mức trầm trọng và ngớ ngẩn như vậy được "chẩn đoán" không phải do bị đánh máy lại, mà là do bị scan lại để chuyển qua file văn bản bằng một phần mềm chuyên dụng. Với cách làm này, bản sách đỡ bị nhòe nét hơn phương pháp sao chụp và nhanh gọn hơn "chiêu" đánh máy lại, nhưng một mặt lại dễ vấp phải rất nhiều lỗi chính tả do khả năng nhận diện font tiếng Việt của phần mềm ít nhiều bị hạn chế (file văn bản bằng tiếng Anh thì xác suất chính xác cao hơn). Thêm vào đó, việc thiếu hẳn công đoạn đọc morasse càng khiến các lỗi chính tả dễ bề "lọt lưới".

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các đầu sách bị làm lậu của Nhã Nam: Thiếu nữ đánh cờ vây, Gặp lại, Phía nam biên giới phía tây mặt trời. Thế nên mới có chuyện bản sách lậu cuốn Phía nam biên giới phía tây mặt trời "chào hàng" ngay ở bìa 1 bằng một giọng ngọng líu ngọng lô khó lòng làm ai "cảm động": "Cuốn tiểu thuyết cảm đông sấu sắc nhất của ông". "Không ít bận Nhã Nam bị bạn đọc gọi đến góp ý, thậm chí mắng sa sả cũng là vì thế, trong khi khâu chế bản của Nhã Nam luôn được chăm sóc kỹ - ông Vũ Hoàng Giang, phó giám đốc Công ty Nhã Nam, cho biết - Khi hỏi ra thì nguyên nhân toàn là do độc giả mua phải sách lậu, nhiều khi còn với giá của sách thật... Người đọc bị thiệt đã đành, NXB, nhà sách cũng bị thiệt không kém".

Nhiều NXB đang tự cứu mình bằng cách hạ giá sách. Còn "phương án tự vệ" dành cho người đọc? Phải tìm sách thật mà mua thôi. Nhưng làm sao phân biệt được sách giả và sách thật trong rừng sách hiện nay?

THIÊN AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên