![]() |
Hình ảnh Bà Triệu qua tranh dân gian |
Hội thảo đã nêu ra một số vấn đề đáng chú ý:
Có thu phí bản quyền sử dụng tác phẩm VHNT dân gian hay không?
Nếu có, thì tiền đó sẽ phân chia như thế nào: cho cộng đồng có tác phẩm hay để lập quỹ bảo tồn VHNT dân gian?
Có phải đóng thuế không?
Đặc biệt, có cấp phép sử dụng không?
Nếu có thì ai cấp phép: cơ quan Nhà nước, đại diện cộng đồng có tác phẩm, hay là Hội văn nghệ dân gian VN?
Hầu hết các nhà khoa học và đại diện Cục bản quyền Tác giả VHNT đều khẳng định sự cần thiết phải trả tiền bản quyền khi sử dụng tác phẩm VHNT dân gian.
GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh (Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian) đưa ra một số ý kiến với tư cách một nhà nghiên cứu. Theo ông, chủ sở hữu của VHNT dân gian là cộng đồng công xã (gọi chung là làng), các nghệ nhân dân gian và người trình diễn văn nghệ dân gian.
TS. Emanuel Mayer, Cố vấn Pháp luật Viện sở hữu trí tuệ Liên bang Thuỵ Sỹ: Bảo hộ văn học dân gian là vấn đề khá mới mẻ. Ở nhiều nước phương Tây, vẫn chưa có những quy định thật cụ thể về sở hữu trí tuệ đối với văn hoá dân gian. Theo tôi để làm được, các bạn cần có một cơ quan quốc gia đứng ra cấp phép để thu tiền và rà soát, giám sát. Vì một tác giả hoặc cộng đồng không thể tự mình biết được mọi chuyện đang diễn ra trên cả nước, còn nếu đem ra kiện tụng thì rất tốn kém. |
Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ cần tham khảo ý kiến của những nhà nghiên cứu VHNT dân gian mà quan trọng hơn là phải tìm được cách tiếp cận hợp lý dưới góc độ luật pháp.
Xuất phát từ nội dung văn bản luật, một vài ý kiến cho rằng, Điều 23 Luật Sở hữu Trí tuệ chỉ yêu cầu việc sử dụng tác phẩm VHNT dân gian phải "dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm". Nghĩa là, Luật chỉ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tinh thần đối với tác phẩm dân gian chứ không yêu cầu các nghĩa vụ kinh tế, bao gồm việc trả tiền bản quyền. Với cách tiếp cận này thì việc bàn xem có thu phí bản quyền văn nghệ dân gian hay không đã trở thành một việc không cần thiết.
Trích Luật Sở hữu Trí tuệ 2005, Điều 23 - Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian: - Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm: a/Truyện, thơ, câu đố; b/Điệu hát, làn điệu âm nhạc; c/Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi; d/Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận