09/01/2011 21:16 GMT+7

Quyền lực không đi đôi với trách nhiệm

JOE STUDWELL
JOE STUDWELL

TTO - Yếu tố cuối cùng tô điểm cho một bố già tiêu chuẩn là tính kín đáo, bí mật. Đây hầu như là sự phản ánh nhất quán về văn hóa châu Á và văn hóa Trung Quốc. Bức thư của Robert Quách năm 1991 gửi cho tạp chí Far Eastern Economic Review để từ chối một cuộc phỏng vấn là trường hợp điển hình.

xu36fPai.jpgPhóng to
TTO - Yếu tố cuối cùng tô điểm cho một bố già tiêu chuẩn là tính kín đáo, bí mật. Đây hầu như là sự phản ánh nhất quán về văn hóa châu Á và văn hóa Trung Quốc. Bức thư của Robert Quách năm 1991 gửi cho tạp chí Far Eastern Economic Review để từ chối một cuộc phỏng vấn là trường hợp điển hình.

“Người Trung Quốc trung lưu,” Quách viết, “ngại công khai vì nhiều lý do, không thích vạch áo cho người xem lưng, và do đó cũng không thích giao du với giới truyền thông.” Nhưng đằng sau việc trông cậy vào sự bảo vệ về văn hóa của những người theo chủ nghĩa thế giới triệt để như Robert Quách, có một sự thật lớn hơn: người hay đàm phán như ông ta và sự bí mật luôn đi cùng nhau trong bất kỳ xã hội nào.

Rất đáng nhớ cách thức các ngân hàng tư nhân cũ thống trị nền tài chính quốc tế tại London và New York vào cuối thế kỷ XIX - Warburg, Rothschild, Morgan và những người khác - không đặt biển hiệu bên ngoài trụ sở chính của họ. Văn phòng chính của J.P. Morgan & Company ở góc ngã tư giữa hai phố Board và Wall ở Lower Manhattan, không có gì nhiều hơn số 23 trên cửa.

Những người như J. Pierpont Morgan đã sống trong một thế giới mà việc kinh doanh được xác định bởi các mối quan hệ và những thông tin tay trong. Do đó, như người viết tiểu sử của Morgan là Ron Chernow đã nói: “Các đại gia cảm thấy không có nghĩa vụ giải thích về bản thân hoặc với các nhà đầu tư nhỏ, hoặc với toàn thể công dân nói chung”. Ðó là trường hợp ở Đông Nam Á. Hầu hết các thoả thuận đều liên quan đến một số yếu tố về giấy phép hoặc sự nhượng quyền của chính phủ, những điều đó khiến cả hai bên đều muốn giữ kín đáo.

Thị trường trong nước đang bị “cartel hóa” nặng nề, và khi một doanh nghiệp không tham gia sẽ bị một cartel thách thức bằng một chiến dịch xâm nhập vào các hoạt động của nó. Tất cả các tập đoàn khác nhau của châu Á hưởng lợi từ quá trình cartel hóa, và như vậy ngăn chặn được sự khiếu nại của công chúng về sự dàn xếp làm họ đặc biệt khó chịu. Và vì có cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên mới có được một phong trào tuyên truyền tích cực của các cổ đông trong khu vực. Tóm lại, các đại gia đã có thể duy trì một tiểu sử mờ nhạt vì họ không phải đấu tranh để giành giật thị trường - chỉ đấu tranh để có được sự nhượng quyền - và các cổ đông của họ thường thụ động.

Sự bí mật, tất nhiên, là nhiều mảnh ghép của truyền thuyết. Như Quách Lệnh Xán của Malaysia, nguyên mẫu một đại gia người Trung Quốc bí hiểm, đã lui về ở ẩn trong căn nhà một mái trên tòa tháp văn phòng Hồng Long của mình ở Kuala Lumpur. Nhưng Quách cũng là một luật sư biện hộ luôn ngậm xì-gà, người được coi là trụ cột tại Middle Temple, một thành viên nằm trong Liên minh bốn đoàn luật sư ở London. Gia đình ông bây giờ đã được Anh hóa triệt để. Em họ của ông, Quách Lệnh Minh, là một đại gia khách sạn và bất động sản có trụ sở tại Singapore, cũng học luật ở Anh và tốt nghiệp Đại học London.

Quách có lẽ còn bí ẩn hơn so với người anh em họ của mình. Ông ta bị tiếng xấu tại cuộc họp cổ đông vì từ chối các câu hỏi và chỉ nói những câu đã được chuẩn bị sẵn. Nhưng vì ông này, giống như người anh em họ của mình, có gốc gác Trung Hoa, hoặc vì họ đều là những người theo chủ nghĩa thế giới nên có thể phải ra đi vì hành vi ấy không được dung thứ ở thị trường Mỹ hoặc châu Âu.

Có lẽ lập luận mạnh mẽ nhất chống lại ý niệm khiêm tốn vốn có của các đại gia châu Á là mối quan hệ của họ với công chúng tinh vi hơn rất nhiều so với việc trốn tránh các phương tiện truyền thông. Khi một nhà báo tiếp cận được các bố già, ấn tượng nổi bật rất thường thấy là phòng chờ tràn ngập các tài liệu thuộc loại tự khen mình. Trong quá trình phỏng vấn cho cuốn sách này, bản sao của các tạp chí Fortune, Forbes và Far Eastern Economic Review trong thời đại này thường đăng chỉ số Dow Jones hàng tuần - và đặc trưng cho các danh sách xu nịnh bất tận về các công ty châu Á “làm ăn tốt hơn” - là dạng tài liệu phổ biến nhất được trưng bày. Fortune và Forbes là những tạp chí mà các đại gia thích tài trợ và dành các cuộc phỏng vấn hiếm hoi để bù đắp cho các phóng viên phải nhọc công tìm kiếm.

Thật khó khăn để có thể nói rằng các bố già châu Á không có bản ngã. Người ta nói rằng, Lý Gia Thành là bậc thầy của hình ảnh ít nói trước đám đông. Khi ông ta đến văn phòng vào buổi sáng, việc đầu tiên là đọc báo - trực tiếp bằng tiếng Trung Quốc, và báo bằng tiếng Anh đã dịch sang tiếng Trung. Văn phòng của công ty lưu giữ bản sao các bài báo nói về ông, đôi khi ông dùng bút màu để đánh dấu, và ghi chép bên lề khi muốn phản bác lại những người chỉ trích mình. Theo các nhà quản lý báo chí Hồng Kông, bất cứ điều gì Lý coi là nghiêm trọng đều được công ty tự dịch để cắt bớt chi phí quảng cáo.

Doanh nghiệp của Lý ngừng làm quảng cáo với tạp chí Next và ấn phẩm khác của nó là Apple Daily sau khi tạp chí này điều tra về cái chết của vợ ông. Nhưng các bài tường thuật ít suy đoán cũng có thể sinh ra những kết quả tương tự. Ví dụ, một bài chỉ trích Lý kinh doanh có nội gián năm 1986, đăng trên tờ South China Morning Post tháng 11 năm 2003 - gần như hai thập kỷ sau sự kiện đó - đã dẫn đến việc Lý ngừng ngay tức thì việc quảng cáo với tờ báo này.

Có một lý do rất hay để giúp các bố già châu Á thoát khỏi sự nhòm ngó của công chúng: trong vài thập kỷ ở Đông Nam Á có vấn đề bắt cóc các doanh nhân - thường là những người gốc Hoa, và thường có sự tham gia của các băng nhóm tội phạm người Trung Quốc. Vấn đề này lớn nhất ở Philippines. John Gokongwei, một đại gia thuần khiết Trung Quốc, người điều hành tập đoàn J.G. Summit mang tên ông, có con gái là Robina bị bắt cóc năm 1981, và năm 1997 bị mất người con rể Ignacio Earl Ong, khi cảnh sát bắn hàng trăm viên đạn vào một chiếc xe mà anh ta đang được giấu trong đó. Ở Philippines, trung bình mỗi năm có hơn một trăm vụ bắt cóc.

Ở những nơi khác, mối đe dọa này chưa gay gắt lắm, nhưng cũng không phải là không đáng lo ngại. Một người anh em họ của Robert Quách - người trông hơi giống ông ta - bị bắt cóc tại Malaysia do nhận dạng nhầm. Trong một câu chuyện có lẽ là ngụy tạo, bạn bè của gia đình nói rằng, Robert Quách đã bỏ ra một khoản tiền chuộc và sau đó yêu cầu người anh em họ đó phải thanh toán cho ông ta.

Giữa thập niên 1990, việc bắt cóc có sự chuyển biến ngoạn mục tại Hồng Kông với sự xuất hiện của các băng nhóm kết nối với hội Tam hoàng ở Trung Quốc đại lục. Nhóm của “Kẻ tiêu tiền như nước” Cheung Tze-Keung vào năm 1996 đã tóm Walter Quách của gia đình nhà buôn bán bất động sản Tân Hồng Cơ và giữ ông ta ở nơi mà Walter đã mô tả là “một cái hộp” trong năm ngày, cho đến khi ông ta được chuộc lại.

Trải nghiệm này làm cho mối quan hệ giữa Walter với hai người em - những người ông đã nghi ngờ là dùng quá nhiều thời gian để thương lượng về tiền chuộc - trở nên căng thẳng. Năm 1997, “Kẻ tiêu tiền như nước” và đồng bọn đã bắt giữ con trai cả của Lý Gia Thành là Victor, đòi tiền chuộc 1 tỉ đô-la Hồng Kông. Theo những người gần gũi với gia đình nhà Lý, đã xảy ra một trải nghiệm có thể nói là hài hước vì không đến nỗi quá nguy hiểm. Giống như Quách, gia đình Lý quyết định không báo cho cảnh sát.

Thay vào đó, Lý Gia Thành bắt tay với các đồng nghiệp và nhân viên tin cậy để rút 1 tỉ đô-la từ ngân hàng Hồng Kông sau một thông báo ngắn - một việc không phải dễ làm. "Kẻ tiêu tiền như nước" là một người cực kỳ liều lĩnh, sau đó đã kéo đến nhà của Lý cạnh Vịnh nước sâu để thu món tiền phi nghĩa này. Tuy nhiên, hắn đã không tính đến khối lượng vật lý của món tiền. Hắn không thể nhét hết số tiền đó vào xe, do đó mang đi trước một phần lớn, sau đó quay lại để lấy nốt phần còn lại.

Hơi nực cười, nhưng cuối cùng phần thắng vẫn thuộc về kẻ bị bắt cóc. Hắn đã bị bắt cùng với nhiều đệ tử khi qua biên giới Trung Quốc, đã bị xử kín và bị hành hình tháng 12 năm 1998. Có tin đồn lan tràn ở Hồng Kông rằng, Lý Gia Thành và các nhân viên an ninh riêng của ông - do một cựu ủy viên cảnh sát Hồng Kông cầm đầu - đã muốn "Kẻ tiêu tiền như nước” bị bắt ở chính Trung Quốc để hắn bị xử tử hình. Chính phủ Hồng Kông - không áp dụng hình phạt tử hình - không cố gắng để dẫn độ những loại tội phạm đã được cam kết với thẩm quyền của mình.

Đại gia thống đốc Hồng Kông Đổng Kiến Hoa nói rằng “Kẻ tiêu tiền như nước” đang bị xét xử tại Trung Quốc với tư cách là tội phạm “có tổ chức”. Rất ít người ở Hồng Kông thông cảm với hắn, và nghề bắt cóc của hắn là một lời nhắc nhở rằng, các gia đình bố già có lý do để suy nghĩ về sự an toàn của họ. Nhưng mối đe dọa của nạn bắt cóc không là gì ngoài lời giải thích sự bí mật của các đại gia đang được mở ra rộng hơn.

JOE STUDWELL
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên