Phóng to |
Nhạc sĩ Quốc Bảo |
Sự im lặng này càng làm cho dư luận thêm nặng nề vì trước đây Quốc Bảo từng là người lớn tiếng đối với nạn "nhái nhạc". Bài viết của Quốc Bảo trên báo Đẹp được báo mạng "cover" lại có đoạn:
"Một số nhân vật trẻ cảm thấy nghề viết ca khúc là nghề nuôi gà đẻ trứng vàng nên quyết chí nhảy vào sáng tác vừa để kiếm tiền, vừa để tạo tiếng. Họ trở thành người viết nhạc độc quyền cho vài cơ sở nuôi ca sĩ và nhanh chóng thể hiện sự vênh váo như một số cá tính cần có của kẻ nổi tiếng. Họ viết nhạc theo những bản dập khuôn mà người khác đưa ra, thường là nhạc Hoa, lời lẽ lôi thôi, để rồi bằng
những chiêu thức hậu trường tăm tối, ca khúc của họ lọt vào bảng Làn Sóng Xanh.
Không cần quá thông minh để hiểu được cách đi đêm của những người mua danh và nói sao thì nói, trách nhiệm vẫn thuộc về ê kíp thực hiện chương trình. Họ nhìn bảng top trong tay mà chẳng muốn động đậy trí não, chẳng còn nhiên liệu để đốt cho một cuộc thay đổi. Họ buông mặc làn sóng của mình và để nó tự xỉn màu dần..."
Phóng to |
Bìa album Shadow of the moon (ca khúc Ngồi hát ca bềnh bồng rất giống với The clock ticks on trong album này) |
Với những lời nặng nề này, Quốc Bảo rõ ràng muốn "chấn hưng" nhạc Việt và phê phán "sự đen tối" của nhóm thực hiện chương trình Làn Sóng Xanh. Và rõ ràng cũng tạo cảm giác muốn "khoe" một tí chút nào đó hiểu biết của mình.
Thế nhưng khi dư luận đặt vấn đề về sự giống nhau của tác phẩm Quốc Bảo và nhạc ngoại thì anh lại im lặng. Sự khác biệt giữa hai tác gỉa Thế Hiển và Quốc Bảo rất rõ ràng. Khi bị báo chí nêu tên mình có tác phẩm giống ai đó ở nước ngoài, Thế Hiển đã lập tức "nổi xung thiên". Anh đã đến tòa sọan đề nghị phải "đính chính" và họp mặt bạn bè để mọi người "hiểu" mình.
Còn Quốc Bảo thì im lặng. Thậm chí, anh còn không đến cơ quan và cắt liên lạc. Khi chúng tôi liên lạc được thì anh khẳng định "ai nói thì nói tôi không có ý kiến". Một thái độ thờ ơ đáng ngạc nhiên của một tác giả - người đã từng nói tác phẩm là "máu thịt" của mình.
Một bản phân tích nhạc hai ca khúc Tuổi 16 và Renaissance đáng chú ý |
Renaissance là nhịp 3/8, với các móc kép rộn ràng, nhiều móc đơn liên tục xen lẫn các câu móc kép, khoan nhặt rộn ràng của giai điệu, đàn mandolin, kèn Basson, trompet, guitar, violon, trống.
Tuổi 16 cũng nhịp 3/8, cùng hệt tính chất ấy, chỉ khác là ít nhạc cụ hơn và đưa violon lên các câu nhạc dạo, câu dẫn.
Hai bài đều có nhịp 3/8 với tốc độ 140. Cùng phong cách nhạc country, motif đơn giản.
Phần tuti (dằng) cuối đọan A trước mỗi lần điệp khúc đã thể hiện sự vụng về của Quốc Bảo, giống đến 90%, nhưng thiếu đi 10% tuyệt vời của bản gốc.
Bài Tuổi 16 có câu mở đầu đoạn A chắc chắn là câu mở đầu đoạn A của bản gốc. Việc dựa trên chủ đề đã copy của người khác rồi phát triển đối với học sinh trung cấp âm nhạc có thể thực hiện được không mấy khó khăn. Bám theo cách tổ chức câu, giai điệu của bài Renaissance, phần điệp khúc của Tuổi 16 chính là lấy ra từ phần kèn basson, lúc ấy đệm cho phần vocal ở bản gốc.
Về hòa thanh, dạo nhạc của Renaissance (đàn mandolin và sau đó guitar) câu 1: C/C/C/Dm/Dm/Am/F/G. Câu 2: C/C/C/Dm/C/TUTI AmBbFFF/F-G/C-G. Còn Tuổi 16 (đàn violon) câu 1: C/C/C/Dm/Dm/Am/F/G. Câu 2: C/C/C/Dm/C/TUTI Am-BbF/F-G/C.
Đọan A của Renaissance từ bắt đầu hát: C/C/Dm/Dm/Am/Am/C/G/ Câu 2: C/C/Dm/Dm/C/G/C/C. Đọan A của Tuổi 16 từ bắt đầu hát: C/C/Dm/Dm/Am/Am/C/G. Câu 2 C/C/Dm/Dm/C/G/F-G/C.
Đọan B (điệp khúc) của Renaissance. Câu 1: C/C/C/Dm/Dm/CE/F/G. Câu 2: C/C/C/Dm/C/TUTI AmBbFFF/F-G/C...sau đó hát lại.
Đọan B điệp khúc của Tuổi 16 câu 1: C/C/C/Dm/Dm/CE/F/G. Câu 2: C/C/C/Dm/C/TUTI Am-BbF/F-G/C...quay lại hát A luôn.
Nhạc dạo đầu (intro) của Renaissance vào ngay 2 câu, mỗi câu 8 ô nhịp trước khi hát, mỗi câu lại 8 ô nhịp, điệp khúc cũng vậy. Còn Tuổi 16 intro hãy bỏ đi 4 hợp âm guitar đầu tiên (được QB chế ra theo 4 ô nhịp trong bản gốc). Từ khi violon dạo nhạc là hình thức y chang. 2 câu violon mỗi câu 8 ô nhịp trước khi vào hát, mỗi câu lại 8 ô nhịp điệp khúc cũng thế.
|
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận