18/05/2009 03:30 GMT+7

"Quê quán" được định nghĩa thế nào?

nguyenanhvan.it1129@...
nguyenanhvan.it1129@...

TT - Lúc trước trong hộ khẩu có các mục “tên, ngày sinh, nơi sinh, nguyên quán...”, hộ khẩu mới bây giờ chỉ còn “tên, ngày sinh, quê quán...”. Xin hỏi “quê quán” ở đây được định nghĩa như thế nào?

- Kể từ khi nghị định 170 ngày 19-11-2007 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 05 ngày 3-2-1999 về chứng minh nhân dân) có hiệu lực thi hành, các loại giấy tờ cá nhân như: chúng minh nhân dân, hộ khẩu, khai sinh... đã thống nhất dùng “quê quán”, không còn dùng “nguyên quán” nữa. Nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có văn bản quy định rõ cách thức xác định quê quán của một người cũng như phân biệt sự khác nhau giữa nguyên quán với quê quán.

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa VN (Bộ Giáo dục - đào tạo) do Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 1999, nguyên quán là “quê gốc, phân biệt với trú quán”, quê quán là “quê, nơi sinh trưởng, nơi anh em, họ hàng sinh sống lâu đời”. Thật ra giải thích này chỉ để tham khảo chứ không phải là chuẩn pháp lý để tất cả các địa phương cùng thực hiện.

Tại quyết định 01 ngày 29-3-2006, Bộ Tư pháp có hướng dẫn việc ghi quê quán trong giấy khai sinh. Theo đó, quê quán của một người được ghi theo quê quán của cha đẻ; nếu không rõ cha đẻ là ai thì ghi theo quê quán của mẹ đẻ; trong trường hợp không xác định được cha, mẹ đẻ thì để trống. Sau đó thông tư 01 ngày 2-6-2008 của Bộ Tư pháp cũng có cách hướng dẫn tương tự như trên về phần quê quán.

Như vậy, khi cần khai về quê quán, bạn có thể ghi theo hướng dẫn đã nêu của hai văn bản này.

nguyenanhvan.it1129@...
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên