17/07/2009 05:57 GMT+7

Quảng bá sách Việt ra nước ngoài: Chưa có gì để chào hàng

LAM ĐIỀN thực hiện
LAM ĐIỀN thực hiện

TT - Sau loạt bài về quảng bá văn học VN ra nước ngoài (Tuổi Trẻ ngày 14 và 15-7-2009), chúng tôi tiếp tục trao đổi với ông Phạm Minh Thuận - tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát hành sách TP.HCM (Fahasa) - về câu chuyện quảng bá sách Việt.

seQVCGW6.jpgPhóng to
Ông Phạm Minh Thuận - Ảnh: L.Điền
TT - Sau loạt bài về quảng bá văn học VN ra nước ngoài (Tuổi Trẻ ngày 14 và 15-7-2009), chúng tôi tiếp tục trao đổi với ông Phạm Minh Thuận - tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát hành sách TP.HCM (Fahasa) - về câu chuyện quảng bá sách Việt.

Trong xu thế hội nhập về xuất bản và phát hành, khả năng chào bán sách VN cho các bạn hàng nước ngoài là có. “Nhưng thực tế chúng ta chưa có gì để chào bán cả” - ông Thuận nói.

* Đã nhiều lần cùng các NXB VN dự hội chợ sách quốc tế, ông nhận thấy việc xuất hiện của sách VN ở tầm mức quy mô nào, và theo ông, các nước có nhu cầu đọc sách VN không?

- Nếu nói về nhu cầu thì hiện nay thế giới đang có nhu cầu tìm hiểu VN thông qua sách - kênh đặc biệt quan trọng vì sách có chiều sâu về nhiều mặt. Nhưng ở ý nghĩa mang tính đối ngoại này, mình chưa làm được gì.

Đi hội chợ sách quốc tế thì hằng năm VN cũng đi khá nhiều đoàn, đa số tiền của Nhà nước, nhưng chỉ riêng hội chợ sách ở Frankfurt là VN có gian hàng, chỉ có bốn gian sách, đặc biệt khiêm tốn. Hội chợ này lớn đến mức có người bảo muốn biết tổng thể quy mô chỉ có đi máy bay trực thăng nhìn từ trên cao xuống. Trong không gian đó, sự hiện diện bốn gian hàng sách của VN cũng là cố gắng lắm rồi.

Còn một thực tế nữa là các gian hàng của VN khi tham gia hội sách quốc tế ở nước ngoài cũng chỉ bày sách tiếng Việt bên cạnh một số rất ít sách tiếng Anh và tiếng Pháp của NXB Thế Giới. Như thế thì bạn bè quốc tế không đọc được, không mua và ta cũng không quảng bá được gì.

Trong những nhà sách lớn trên thế giới, sách được xếp theo khu vực: châu Á, châu Âu, châu Mỹ... và ở nhiều nơi khu vực sách châu Á không có quyển sách nào nhập từ VN cả. Nếu thỉnh thoảng có sách về đề tài VN thì chỉ một vài cuốn do các tác giả nước ngoài viết, NXB nước ngoài in chứ sách của NXB trong nước không thấy đâu cả. Đây là điều rất đáng buồn.

mEJiawlk.jpgPhóng to
Hội sách TP.HCM - một trong những nơi để quảng bá sách - Ảnh: N.C.T.

* Nhưng chỉ khi nào có đầu ra, có thể bán hàng ra bên ngoài được thì các NXB hay các công ty trong nước mới đầu tư được chứ?

- Ở đây nếu nhìn việc quảng bá sách, văn học VN ra nước ngoài dưới góc độ thông tin đối ngoại thì Nhà nước cần phải đầu tư. Còn nếu buộc các NXB làm sách trên lĩnh vực này, người ta chỉ làm các sách về nấu ăn, du lịch... chứ không đủ năng lực làm các sách kiểu như giới thiệu VN đất nước con người, phong tục tập quán, các hoạt động văn hóa đương đại của VN.

Trước tình hình nước ngoài cần sách VN, ở ta mới chỉ có NXB Thế Giới làm việc này một cách nghiêm túc nhất, còn các nơi khác chủ yếu làm sách du lịch. Nhưng NXB Thế Giới làm rất tốt chất lượng bản thảo, trong khi chất lượng in chưa cao, có lẽ họ thiếu nguồn lực tài chính và số lượng phát hành cũng hạn chế.

* Vậy là chúng ta còn thiếu nhiều thứ cho việc quảng bá sách ra nước ngoài...

- Trong một chừng mực nào đó ở ta chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho việc dịch các sách tiếng Việt ra tiếng nước ngoài. Sự đầu tư đó, nếu có, phải chuẩn bị từ chi phí đầu tư bản thảo, vì dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh vất vả hơn dịch từ Anh sang Việt, rồi phải nhờ một nhà văn của nước sử dụng tiếng Anh hiệu đính lại, cũng tốn kém chi phí lắm. Sau đó phải in ấn đẹp mới đưa ra thế giới được.

Ở ta lâu nay ngoài NXB Thế Giới, các NXB khác hầu như không dịch sách tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, vì thật ra họ không có kinh phí, không có chuyên môn và thiếu các cộng tác viên cần thiết.

* Ngay tại VN, nhiều chương trình sách nước ngoài dịch sang tiếng Việt, của Pháp, Hà Lan... đều nhận được sự tài trợ từ các nước ấy. Tại sao mình không tính đến một chiều ngược lại: cũng đầu tư tài trợ như thế để làm các chương trình sách VN ra bên ngoài?

- Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch với Bộ Ngoại giao mới làm được việc này vì những chương trình sách của các nước ấy cũng nhận được tài trợ từ chính phủ của họ.

* Ở chiều ngược lại này, ông có cho rằng mình có thể bán sách VN ra bên ngoài được không?

- Khả năng bán sách ra bên ngoài chắc chắn là có. Chỉ có điều số lượng sẽ phải từ từ, bắt đầu ở số lượng thấp. Khi mình đặt vấn đề tôi có một số sách của VN, muốn chào bán cho các anh, họ đều nói là sẵn sàng, hoặc là họ đặt điều kiện: anh mua của tôi thì tôi sẽ mua của anh. Nhưng vấn đề của chúng ta là mình đang có cái gì để chào với người ta? Nếu có, trong các mối quan hệ của Fahasa chẳng hạn, hoàn toàn có thể chào bán được nếu mỗi hệ thống họ lấy vài chục đầu sách. Thế nhưng chúng ta chưa có gì để chào cả.

LAM ĐIỀN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên