16/07/2008 08:21 GMT+7

Quán mắc cỡ

 VƯƠNG VĂN BÍCH (Đà Nẵng)
 VƯƠNG VĂN BÍCH (Đà Nẵng)

TTC - Thái Tôn hay Thế Tôn?

Quán Mắc cỡ em mở bên đườngMua đi bán lại cái văn chương...

* Trong dịp lễ VESAK vừa qua, có tờ báo đã gọi đức Phật Thích Ca là đức Thái Tôn. Nghe hơi lạ nhỉ?<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

VƯƠNG VĂN BÍCH (Đà Nẵng)

- Thái Tôn, Thái Tổ... là danh xưng của các ông vua. Đối với đức Phật, các tín đồ gọi ngài là đức Thế Tôn dịch từ tiếng Phạn - Bhavagat, là danh hiệu tôn xưng đức độ của ngài!

Sao lại có lông?

* Trong bài “Nước Pháp vinh danh người lính cuối cùng của thế chiến” (Tuổi Trẻ số 5447 ngày 9-5-2008), tác giả XUÂN SƯƠNG dùng từ “người lông lá” (dịch từ tiếng Pháp “poilu”) để chỉ người lính của thế chiến. Trong từ điển tiếng Pháp, “poilu” có hai nghĩa: Tính từ “Có nhiều lông”, danh từ “Tên gọi chiến binh Pháp trong chiến tranh 1914 - 1918” (Surnom du combattant Franais de la guerre 1914 - 1918). Theo cô Tú, nên chọn từ Việt nào?

NGÔ THANH CẦN (TP.HCM)

- Tất nhiên là chọn: “Tên gọi của chiến binh Pháp trong chiến tranh 1914 - 1918”. Sở dĩ người Pháp dùng từ “poilu” để gọi người chiến binh này không phải vì họ có nhiều lông, mà vì từ “poilu” còn một nghĩa nữa, đó là: người dũng cảm. (Theo Larousse du XXe siècle” - Quyển V).

Ai đốt sạn đạo?

* Báo PNCN (20-4-2008), tác giả H.L. viết: “Theo sử sách, vào năm 220, Lưu Bị nghe lời quân sư Khổng Minh, lui về Ba Thục, đốt sạn đạo để che mắt Tào Tháo, ẩn mình chiêu hiền đãi sĩ, lập ra triều đại Thục Hán...”. Cô Tú nghĩ sao?

BA VƯỜN TRẦU (Hóc Môn)

- Người đốt sạn đạo (đường làm bằng ván gỗ để vượt qua các sườn núi, khe núi hiểm trở) không phải là Lưu Bị, mà là Lưu Bang (tổ tiên của Lưu Bị) để che mắt Sở Bá vương Hạng Vũ. Việc này xảy ra năm 206 trước Công nguyên (trước khi Lưu Bị chào đời những 367 năm).

Không Khổng không Mạnh

* Chương trình “Rung chuông vàng” phát sóng đêm 13-8- 2007 trên Đài VTV3 có câu hỏi: “Câu nói: “Nhân tri sơ, tính bản thiện” là của triết gia nổi tiếng người Trung Quốc nào?”. Thí sinh trả lời: “Khổng Tử”. Người dẫn chương trình phán “sai” và đưa ra đáp án: “Mạnh Tử”! Còn cô Tú thì sao?

GIANG TRƯƠNG LẠC THƯ (Cần Thơ)

- “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (chi chớ không phải tri) là câu mở đầu của “Tam tự kinh”, một quyển sách học vỡ lòng nổi tiếng của Trung Quốc, tương truyền do Vương Ứng Lân đời Tống (960 - 1279) biên soạn lần đầu, về sau một số học giả khác của Trung Quốc có bổ sung thêm. Câu này dựa vào ý: “Nhân vô hữu bất thiện” (con người không ai không thiện), theo thuyết “Tính thiện” của Mạnh Tử. Do vậy, câu trả lời của thí sinh là sai, và đáp án của Đài VTV3 cũng không đúng nốt!

“Dươn” hay “duơn”?

* Sách “Đại từ điển tiếng Việt” do NGUYỄN NHƯ Ý chủ biên, NXB Đại học Quốc Gia TPHCM 2007, có một số mục từ như “dươn” (giải thích là duyên), “hườn” (hoàn), “hưỡn” (hoãn, rảnh rỗi), đàng ngoài, đàng trong… Có lẽ tác giả viết sai, phải không cô Tú?

BA BỤT (Đồng Tháp)

– Cô Tú đồng ý với anh Ba, các từ “dươn”, “hườn”, “hưỡn”…, phải thay chữ “ư” bằng chữ “u” mới đúng (duơn, huờn, huỡn), và đọc gần giống như “dơn”, “quờn”, “quỡn” (theo cách phát âm của bà con Nam bộ). Cũng “ô-kê” với anh Ba luôn, các từ Đàng Trong, Đàng Ngoài phải viết hoa mới không sai “chánh tả”, bởi các từ trên chỉ hai miền lãnh thổ bị chia cắt của nước ta thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (1558 - 1786).

Vợ chứ đâu phải má!

* Nói về vợ vua Đinh Tiên Hoàng, báo TG&HN số 49 (15-12-2007) viết: “Dương Vân Nga là con gái của Dương Thế Hiển, quê ở Nho Quan (Ninh Bình). Bà thành thân với Đinh Bộ Lĩnh khi ông này còn là bộ tướng của Dương Tam Kha. Sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua và phong cho Dương Vân Nga là thái hậu”. Mệt quá hả cô Tú?

TRẦN QUANG THẮNG (Đồng Nai)

- Xứ nào cũng vậy, hễ thái hậu là chức của má, còn hoàng hậu mới là chức dành cho vợ. Đâu có ông vua nào khùng mà phong cái chức của má cho vợ!

Ai gặp ai?

* Báo TH hàng tháng số Tết, BĂNG SƠN viết: “Nguyễn Hoàng đến gặp La Sơn Phu Tử và được lời khuyên Hoành sơn nhất đái…”. Làm cách nào gặp được hở cô Tú?

LÂM TẨU (Thanh Hóa)

- Phải hỏi Băng Sơn chứ làm sao cô Tú biết được! Nguyễn Hoàng (1525 - 1613) tước Đoan Quận Công nếu chờ gặp được La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) chắc mòn đủ thứ luôn chứ không chỉ hai con mắt. Theo sử sách, Đoan Quận Công - Nguyễn Hoàng vì muốn tránh vạ bị anh rể là Trịnh Kiểm giết như anh của ông là Nguyễn Uông nên đã đến gặp Trạng Trình NGUYỄN BỈNH KHIÊM và được lời khuyên nêu trên.

CÔ TÚ

ueR5Zacs.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 360 (ra ngày 15-07-2008) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

 VƯƠNG VĂN BÍCH (Đà Nẵng)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên