Những bộ rễ trì trệ bám ghếChấn chỉnh “người lớn” trước khi xử vận động viênTan nát bóng bàn
Phóng to |
Ông Mai Duy Dưỡng - Ảnh: K.X. |
Theo ông Dưỡng, chỉ những nhà quản lý bất tài, yếu kém mới để xảy ra những sai lầm nghiêm trọng hết lần này đến lần khác như bỏ cuộc ở các giải quốc tế rồi chuyện VĐV đánh nhau tại Lào vừa qua...
* Thời đó, công tác tuyển chọn VĐV cho đội tuyển diễn ra như thế nào, thưa ông?
Nghĩ ra nhiều giải đấu Liên đoàn Bóng bàn VN (tiền thân là Hội Bóng bàn VN dân chủ cộng hòa) ra đời năm 1959 do ông Mai Duy Dưỡng làm tổng thư ký. Ông cũng là trưởng bộ môn bóng bàn Ban TDTT trung ương thuộc Bộ Nội vụ. Năm nay 94 tuổi, ông Dưỡng từng đoạt chức vô địch đơn nam bóng bàn Đông Dương năm 1943. Ông Dưỡng cho biết sau khi thành lập, liên đoàn phải nghĩ ra nhiều giải đấu để phát triển phong trào bóng bàn như Giải xuân hè, Giải cây vợt trẻ, Giải vô địch thanh thiếu niên, Giải vô địch miền Bắc... Những tên tuổi của bóng bàn VN như Nguyễn Khắc Thịnh, Hoàng Đức Quang, Bùi Đức Long, Thục Anh, Nguyễn Thị Mai... xuất hiện từ những giải đấu này. |
* Có bao giờ xảy ra việc liên đoàn bị địa phương kiện cáo khi gọi VĐV, HLV lên đội tuyển?
- Suốt 22 năm quản lý bóng bàn tôi chưa gặp bất cứ trường hợp kiện cáo nào. Để không xảy ra những kiện cáo, thắc mắc sao chọn người này mà không lựa người khác, người tuyển chọn bắt buộc phải giỏi chuyên môn, hiểu tường tận vấn đề.
Thậm chí qua việc đưa đội tuyển đi thi đấu các giải quốc tế, tôi và các cộng sự còn nắm rõ tình hình các đội tuyển nước ngoài. Cụ thể, nhiều giải quốc tế khi đi thi đấu về chúng tôi làm báo cáo chi tiết về đội tuyển Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên... họ đánh thế nào, VĐV của họ là ai, thuận tay nào? Đó là cơ sở để đội tuyển VN chuẩn bị cho những lần đối mặt với họ tại các đấu trường lớn.
* Bóng bàn VN hiện nay thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa các CLB với liên đoàn, bộ môn. Trước đây chuyện này có diễn ra?
- Trước đây chưa từng xảy ra mâu thuẫn này. Ngày ấy, là quản lý bộ môn ở trung ương nên chúng tôi kiêm luôn việc gợi ý, quy hoạch cán bộ phụ trách bóng bàn ở các địa phương. Như anh Lý Ngọc Sơn từng là cán bộ của Bệnh viện Bạch Mai nhưng sau đó tôi mời anh về quản lý môn bóng bàn Hà Nội. Anh Vũ Đạo Trường nguyên là công an nhưng tôi gợi ý để anh về quản lý bóng bàn Nam Định. Thế hệ các VĐV như Nguyễn Đình Phiên (hiện nay là trưởng bộ môn bóng bàn Hà Nội), Nguyễn Trường Huy, Nguyễn Xuân Hiền có được là từ phát hiện của những người này. Mục đích khi tôi được giao nhiệm vụ ở liên đoàn thời đó là phát triển phong trào thể thao, tạo mối đoàn kết giữa các địa phương. Đó mới là việc quan trọng nhất.
* Ông đánh giá thế nào về vai trò những nhà quản lý bộ môn, Liên đoàn Bóng bàn VN hiện nay khi liên tiếp để xảy ra mâu thuẫn nội bộ khiến thành tích đội tuyển ngày càng đi xuống?
- Tôi cho rằng nhà quản lý phải giỏi chuyên môn, phải nói được cán bộ cấp dưới và VĐV của mình. Nhà quản lý bất tài sẽ để xảy ra những sai lầm liên tiếp khiến người ta không phục. Để xây dựng một đội tuyển mạnh phải có VĐV giỏi. Nếu không có VĐV, những nhà quản lý phải đi tìm tòi và đào tạo họ. Để tìm VĐV cho bóng bàn VN trước đây, tôi và các cộng sự phải đi khắp các nơi để tìm ra VĐV. Có người giỏi tấn công thì phải tìm người giỏi phòng thủ, có người giỏi đánh tay trái thì phải tìm thêm người đánh tay phải... Nhà quản lý không giỏi thì phải học hỏi để trưởng thành.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận