05/07/2014 15:00 GMT+7

Phương pháp ưu việt phục hồi tổn thương thần kinh mặt

congtien_canbiet
congtien_canbiet

Cần biết - Liệt mặt do tổn thương dây thần kinh mặt là một bệnh hay gặp, chiếm 2,95% bệnh thần kinh và khoảng 23/100.000 người/năm ở mọi lứa tuổi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây liệt mặt như sau tai nạn, chấn thương (vỡ xương đá, tổn thương não, vết thương hàm mặt, đứt dây thần kinh…), sau bệnh lý (khối u), nhiễm trùng, nhiễm virus, bệnh ở não... hay không rõ nguyên nhân (thường sau nhiễm lạnh). Liệt mặt tuy không đe dọa đến mạng sống của bệnh nhân nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống khiến bệnh nhân nhai khó bên liệt, ăn uống bị rơi vãi. Khi mặt bị liệt, mắt sẽ nhắm không kín nên dễ gây các bệnh về mắt như loét giác mạc và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Trước đây, khi chưa có kỹ thuật vi phẫu, người ta thường chữa nội khoa, châm cứu, bấm huyệt... nhưng có rất nhiều trường hợp không khỏi và bệnh nhân phải sống khổ sở như vậy suốt cuộc đời.

Vào những thập kỷ gần đây, nhờ sự phát triển của kỹ thuật vi phẫu, các bác sĩ đã có nhiều phương pháp để điều trị liệt thần kinh mặt như nối ghép các nhánh thần kinh lân cận như nhánh thần kinh lưỡi, sống cổ hay chuyển vi phẫu cơ thon. Tuy nhiên, những phương pháp trên cũng có những hạn chế nhất định như thời gian mổ dài từ 8 - 10 giờ đồng hồ nhưng đôi khi kết quả không được tốt, thậm chí có bệnh nhân bị di chứng nói ngọng, mất cảm giác lưỡi…Để giải quyết những bất cập trên, hiện nay, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật theo phương pháp mới là chuyển dây thần kinh cơ cắn nối với nhánh miệng của dây thần kinh số VII bị liệt.

nPtGoZ1V.jpg

Phương pháp này rút ngắn thời gian mổ xuống còn 3 - 4 giờ, không phải mổ hai nơi và kết quả sau phẫu thuật tạo lại được nét cân đối khóe miệng khi cười về gần như trước liệt, đồng thời ít để lại di chứng như phẫu thuật chuyển một số dây thần kinh khác và chi phí cho phẫu thuật này giảm nhiều so với các phương pháp phẫu thuật khác. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao đối với những bệnh nhân liệt mặt méo miệng đến bệnh viện sớm sau khi bị liệt trong vòng 24 tháng.

Đối với bệnh nhân đã bị liệt trên 24 tháng, các bác sĩ sẽ phải sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác để phục hồi lại khuôn mặt cân đối của bệnh nhân như chuyển các cơ lân cận vùng đầu mặt (cơ cắn hàm và cơ thái dương) hay chuyển cơ từ xa như chuyển ghép cơ thon.

Trong phương pháp chuyển thần kinh cơ cắn phục hồi tổn thương thần kinh mặt, các bác sĩ sẽ rạch da theo đường căng da mặt trước nắp tai cùng bên liệt. Phẫu tích lớp dưới da đến giới hạn trước của cơ cắn. Tìm nhánh miệng của dây thần kinh mặt. Xác định nhánh thần kinh cơ cắn nằm ở giữa lớp giữa và sâu của cơ cắn, phía dưới cung tiếp gò má. Thần kinh cơ cắn được nối với nhánh miệng của thần kinh mặt dưới kính vi phuật thuật.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi nội trú tại bệnh viện 5 ngày; được hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau 1 tháng; theo dõi sau mổ sự vận động của góc mép định kỳ 1, 3, 6 tháng sau phẫu thuật. Với phương pháp phẫu thuật này, thời gian phục hồi sớm nhất thấy được sau 2,5 tháng. Trung bình là 4 tháng bệnh nhân thấy được những cử động mép đầu tiên sau cắn răng. Cùng với đó góc mép co khỏe, cân đối sau 9 - 12 tháng; vận động tự chủ sau 72 tháng; sẹo mổ thẩm mỹ, chức năng vận động góc mép đạt được là sinh lý.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

congtien_canbiet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên