21/01/2008 14:18 GMT+7

Phương pháp tính hiệu quả đầu tư

Theo CẨM NHUNG - Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Theo CẨM NHUNG - Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Để nhìn lại những phương pháp tính toán hiệu quả đầu tư, chúng ta cùng nhau giải quyết bài toán như sau:

Công ty XYZ dự tính đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất để đa dạng hoá sản phẩm.

Tính toán cho thấy mức đầu tư ban đầu là 700 triệu đồng và năm thứ nhất hoạt động phải chi thêm 1 tỉ đồng nữa. Dòng tiền thu được năm thứ 2 là 250 triệu, năm thứ ba là 300 triệu, năm thứ 4 là 350 triệu, sau đó hàng năm sẽ thu đều đặn 400 triệu cho đến năm thứ 10.

Nếu lãi suất dùng để chiết khấu (tức là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng) là 15% thì NPV của dự án này là bao nhiêu?

Viết ra thành bảng, ta sẽ thấy:

(đơn vị: triệu đồng)

Năm<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Dòng tiền

Hiện giá

0

(700)

(700)

1

(1.000)

(870)

2

250

189

3

300

197,4

4

350

200,2

5-10

400

865,6 (tổng từ năm thứ 5 đến năm thứ 10)

-

Hiện giá thuần (NPV)

(117,8)

Như vậy NPV của dự án này là số âm, hiệu quả coi như vứt đi.

Nếu người ta yêu cầu tính IRR của dự án, dùng Excel hay phần mềm tính toán tài chính như Mathwiz giới thiệu ở Bài 1, ta sẽ thấy IRR của nó là 13,21%, thấp hơn tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng nên khó lòng chấp thuận dự án.

Trên đây là các phương pháp tính toán hiệu quả đầu tư nhưng trong thực tế việc tính toán phức tạp hơn vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ví dụ, dự án có được miễn giảm thuế trong những năm đầu? Tiền đầu tư là tiền vay hay anh em hùn nhau bỏ vốn làm ăn? Lãi suất vay ngắn hạn có khác vay dài hạn?

Bắt đầu đọc cáo bạch

Đến đây các bạn có thể bắt đầu đọc các bản cáo bạch mà các công ty khi phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra thị trường thường công bố mà không cảm thấy lúng túng vì các khái niệm nghe qua rất “chuyên môn”. Ví dụ: Trong bản cáo bạch của công ty FPT có nhắc tới dự án Đại học FPT với các con số NPV = 10,74 triệu USD; IRR = 26%; thời gian hoàn vốn: khoảng 7 năm.

Một dự án giáo dục mà có tỷ suất IRR đến 26% thì ghê thiệt. Tuy nhiên, bản cáo bạch còn thiếu nhiều thông tin như học phí thu của sinh viên, các nguồn thu dự kiến khác để chúng ta có thể khách quan tính xem liệu FPT có thu hồi tổng vốn đầu tư 14,17 triệu USD trong vòng 7 năm được không.

Hoặc giả thử đọc mẩu tin sau, chúng ta cũng không bị “khớp” vì các từ IRR, NPV nữa:

Thép liên kết với cao su

Ngày 12-2, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng liên doanh dự án thép tấm cán nóng công suất 2 triệu tấn/năm giữa 3 doanh nghiệp lớn: Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) với Tập đoàn ESSAR của Ấn Độ…

Theo các chuyên gia tài chính, tính khả thi của dự án rất cao bởi: các chỉ tiêu tài chính tương đối tốt: IRR: 17,7%; NPV: 234 triệu USD và thời gian hoàn vốn trong khoảng 6 năm; dự án được liên kết bởi những đối tác có tiềm lực tài chính mạnh. (Vneconomy – 13-2-2007)

Bây giờ chúng ta hãy thử đọc một phần bản cáo bạch của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tân Tạo (phần nói về dự án Khu Dân cư Tân Đức).

Trong phần phân tích hiệu quả về mặt tài chính của dự án trong khoảng thời gian từ năm thứ 1-10. Suất chiết khấu cho các giá trị tương lai của dự án tính theo lãi suất vay vốn của ngân hàng thương mại là 12%; Hiện giá thuần của dự án: NPV = 327.539 triệu đồng; Suất thu hồi vốn nội tại IRR = 26%; Thời gian thu hồi vốn tính toán của dự án là 5 năm kể từ khi bắt đầu dự án (Năm thứ 1).

(đơn vị tính:1.000.000 đồng)

NĂM

Năm 0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Vốn đầu tư

1.312.658

129.114

143.439

162.379

227.610

227.610

224.031

198.475

-

-

Thu nhập thuần

1.633.179

177.938

273.534

328.070

174.330

352.232

418.913

-91.838

12.818

106.097

Lợi nhuận

-

14.652

110.248

164.784

11.044

188.946

270.000

-240.751

-136.095

-42.815

Khấu hao

-

163.286

163.286

163.286

163.286

163.286

148.913

148.913

148.913

148.913

Hệ số chiết khấu 15%

-

0,8696

0,7561

0,6575

0,5718

0,4972

0,4323

0,3759

-

-

Hiện giá vốn đầu tư

742.268

112.273

108.461

106.767

130.137

113.162

96.855

74.614

-

-

Hiện giá thu nhập thuần

998.649

154.729

206.831

215.711

99.673

175.122

181.107

(34.525)

-

-

Bảng thu nhập thuần

-742.268

177.938

273.534

328.070

174.330

352.232

418.913

-91.838

12.818

106.097

Hiện giá thuần của dự án (NPV)

327.539

IRR

26%

Xin nhắc lại mục tiêu của các bài này là giới thiệu sơ lược các khái niệm tài chính chứ không tìm hiểu sâu. Những người không chuyên về tài chính không nhất thiết phải biết tính toán theo các công thức đã giới thiệu. Nhưng các khái niệm đã giới thiệu cũng có thể giúp chúng ta theo dõi tình hình công ty; ví dụ một công ty tuyên bố IRR của dự án họ đang thực hiện là 20% nhưng bỗng có tin dự án trục trặc, dòng tiền thu về không như dự kiến, như thế IRR chắc chắn phải thay đổi.

Theo CẨM NHUNG - Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên