Phóng toẢnh minh họaĐối với nhiều phụ nữ, du lịch một mình hấp dẫn và bổ ích hơn nhiều... Đó là lý do khiến hình thức du lịch này đang ngày càng trở thành niềm vui thích của chị em.
Kim Bo-sung, nhân viên văn phòng ở Seoul (Hàn Quốc), tỏ ra khiêm tốn khi nói về những chuyến phiêu lưu nước ngoài của mình. Trong năm 2004 và 2005, cô gái 24 tuổi này đã một mình tới Đông Nam Á trong 24 ngày, ở Ấn Độ 40 ngày và một tháng ở Guatemala. Khi được mời trò chuyện trên tờ The Korea Herald, cô giãy nảy: “Tôi không nghĩ tôi là người cần để phỏng vấn. Tôi không có gì khác thường, tôi có những người bạn gái cũng du lịch một mình”.
Bạn của cô, anh Hong Eun-taek đã từng viết hai cuốn sách về chuyến đi 80 ngày vòng quanh nước Mỹ bằng xe đạp của mình trong năm 2005. Tác giả cuốn Tìm kiếm nước Mỹ xanh (Finding Blue America) và Du lịch nước Mỹ bằng xe đạp (America Bicycle Travel) ủng hộ quan điểm của Kim Bo–sung rằng nữ lữ khách một mình không còn là điều bất thường. Anh nói: “Hiện nay nhiều phụ nữ đang du lịch nước ngoài một mình, điều này cho thấy nhận thức ngày càng cao về sức mạnh ý chí của người phụ nữ”.
"Đối với nhiều người, du lịch độc lập thể hiện khát vọng tự do và khẳng định sự thỏa mãn về khả năng và thực lực của họ" * Hơn 2,5 triệu du khách một mình tới Úc trong năm 2006, tăng 20% kể từ năm 2000. * 15,4 triệu người Anh dự định đi nghỉ một mình trong năm 2007, tăng 9,6% so với cách nay 10 năm. * Hơn 9 triệu phụ nữ Mỹ du lịch nước ngoài mỗi năm |
Nỗi sợ này chính đáng đến mức nào? Kim Bo-sung thừa nhận thỉnh thoảng cô cũng sợ khi đang du lịch nhưng sự quấy rối không bao giờ là vấn đề nghiêm trọng. Cô khuyên chị em về phương diện văn hóa nên ăn mặc cho phù hợp để không thu hút sự chú ý và tránh đi ngoài đường lúc trời tối.
Kim Nam-hee đã gây dựng sự nghiệp viết sách về du lịch một mình. Những trải nghiệm của cô ở châu Âu, Trung Quốc, Lào, Myanmar và Nepal đã được ghi lại trong loạt sách mang tên Thiển cận (Narrow-Minded), Quý bà nóng nảy và lo âu dạo chơi một mình (Anxious and Bad-Tempered Lady Walks Alone on Foot).
Theo nhà văn 37 tuổi này, cô đã gặp rắc rối về sự quan tâm một cách khó chịu của những người đàn ông ở Trung Đông và châu Á. Một lần, khi cô đang đi bộ trong vùng rừng rậm ở miền Nam Trung Quốc thì có người đàn ông nói rằng con đường này đã bị chặn. “Anh ta tình nguyện chỉ dẫn con đường khác và tôi đi theo, nhưng khi chúng tôi đi khá xa rồi thì bị mất dấu. Tôi cảm thấy hoảng sợ và bỏ chạy... Khi trở lại con đường ban đầu, tôi phát hiện nó không hề bị chặn”.
"Kho tàng" người bạn "Tôi du lịch vòng quanh thế giới một mình năm tôi 30 tuổi. Khi tôi lập kế hoạch cho chuyến đi, tôi cam đoan mình sẽ đơn độc, sẽ có nhiều việc khó khăn, sẽ nếm trải cảm giác cô đơn... Mọi sự tính toán đều sai lầm. Có một "kho tàng" bạn bè ở những nơi đó... Trên bãi biển ở Bali, tôi nhờ một phụ nữ Mỹ trông hộ túi xách khi tôi xuống biển bơi. Sau cuộc trò chuyện ngắn, chúng tôi đã trở thành bạn và cùng nhau thám hiểm hòn đảo - thuê môtô để khám phá những làng quê hẻo lánh ở giữa những cánh đồng lúa bậc thang toàn màu xanh, thậm chí thay đổi cả giờ bay để tiếp tục du lịch. Sau đó, tôi gặp một phụ nữ Thụy Sĩ trong chuyến bay tới Delhi và cùng thuê nhà thuyền ở Kashmir. Chuyến đi dạy cho chúng tôi rằng những phụ nữ dễ dàng kết nối khi du lịch và tin cậy lẫn nhau...". |
Nhà văn du lịch Susan Griffith, tác giả cuốn Vòng quanh thế giớitheo cách của bạn (Work your way around the world), nêu vấn đề tại sao phụ nữ ít an toàn hơn so với đàn ông khi du lịch một mình. “Tôi chắc chắn rằng các nam du khách một mình tự nhận thấy họ ít rủi ro hơn, tuy thế tôi không dám chắc cảm giác này lúc nào cũng đúng. Tôi đã nghe chuyện từ nhiều người đàn ông gặp các tình huống khó khăn ở nước ngoài”.
Nữ viện sĩ người Anh Benjamin Lyons khẳng định quan điểm của Griffith: “Tôi có thói quen nói chuyện với bất kỳ ai muốn nói chuyện với mình - điều đó có thể gây sự phiền toái. Trong ngày thứ hai ở Trung Quốc, tôi thấy mình ở trong nhà của một người đàn ông bản địa. Anh ta muốn hơn mức “chỉ là bạn bè” và không tỏ vẻ quan tâm đến việc tôi có thích thú hay không. Thật may mắn là anh ta không khỏe lắm và tôi có khả năng chống chọi và chạy thoát. Đó có lẽ là trải nghiệm đáng sợ nhất của tôi”.
Rủi ro là vậy nhưng tình yêu du lịch một mình của Kim Nam-hee vẫn mạnh mẽ và cô xem cơ hội gặp gỡ những người từ các nền văn hóa khác nhau như một “quà tặng”. Kim Bo-sung đồng ý rằng điều thú vị nhất là những người dân địa phương có vẻ thích nói chuyện hơn với du khách một mình. Cô có nhiều cuộc gặp gỡ mà sẽ không diễn ra nếu cô đi cùng những người Hàn Quốc khác.
Ở Ấn Độ, Kim được mời dùng bữa với một gia đình Hồi giáo. Khi đến nơi cô phát hiện gia đình 25 thành viên này sống chung trong một căn nhà. “Chúng tôi cùng làm một món chapattis, uống trà Ấn Độ và sau đó, họ đưa tôi tất cả quả ổi ở ngoài nhà - cô nhớ lại - Người Ấn Độ rất thân thiện và thích trò chuyện với người nước ngoài”.
Dường như đối với những người phụ nữ khởi hành cuộc hành trình với tâm hồn rộng mở, một mình không đồng nghĩa với cô đơn...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận