Thi đua trong giáo dục: mục đích đúng nhưng cách làm saiVì sao “thi đua đóng kịch”?Giáo viên dạy nghề cũng khổ vì “thi đua đóng kịch”
Danh hiệu học sinh tiên tiến bị bỏ qua. Mà học sinh giỏi nhiều khi cũng không ăn thua, phải là học sinh giỏi toàn diện hoặc xuất sắc kia thì cha mẹ mới nở mặt nở mày với bà con, bạn bè, hàng xóm hoặc cơ quan, đơn vị nơi công tác. Chưa hết, con cán bộ công nhân viên chức lao động phải là học sinh giỏi trở lên mới được công đoàn cơ quan, đơn vị khen thưởng, được đi tham quan du lịch nếu cơ quan, đơn vị của mẹ hoặc cha sản xuất kinh doanh hiệu quả...
Vậy là ngoài áp lực thi đua từ thầy cô, trường lớp, học sinh còn chịu sức ép thi đua của chính cha mẹ mình. Các em phải gồng mình, căng sức ra mà... chạy sô để làm sao cuối năm đạt bằng được danh hiệu học sinh giỏi, xuất sắc. Thảm nhất là học sinh tiểu học: học ngày, học đêm, học mệt mà nào có được nghỉ; học quên chơi cho được... việc nhà, việc trường, được lòng mẹ cha, thầy cô giáo!
Bệnh thành tích từ trong nhà trường lan nhanh đến mỗi gia đình, dòng tộc, cha mẹ học sinh cũng bị lây nhiễm nặng mà chưa có thuốc đặc trị.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận