31/07/2017 16:40 GMT+7

​Phòng tránh té, ngã ở người già

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Các yếu tố làm người già dễ bị té ngã là phản xạ cơ thể không còn nhanh nhẹn, chân yếu, mắt mờ, xương loãng và các bệnh lý tuổi già.

Nguyên nhân

- Do môi trường: Người già có thể bị té do trơn trợt, nền nhà không bằng phẳng, bước hụt chân, ánh sáng thiếu cũng góp phần gây tai nạn; té ngã cũng có thể xảy ra trong lúc với tay hoặc trèo lên ghế để lấy đồ đạc trên cao…

- Do một số bệnh lý ở người già:

+ Chóng mặt là chứng thường thấy ở người già, chóng mặt có thể đơn thuần do thiếu oxy não, rối loạn tiền đình làm mất thăng bằng hoặc do sử dụng thuốc hạ huyết áp quá liều hoặc huyết áp tụt quá nhanh do tác dụng của thuốc điều trị. Khi bị té do chóng mặt hoặc có kèm theo bất tỉnh thoáng qua, hoặc cơn đột quỵ do thiếu máu cơ tim phải đi khám bệnh để tìm nguyên nhân bệnh.

+ Tác dụng phụ của thuốc ngủ, các bệnh tim mạch, các bệnh về khớp xương, bệnh Parkinson làm run tay chân là những nguy cơ gây té ngã.

Xử trí trước khi đưa vào bệnh viện

Ở người già, khi bị té ngã, những vùng thường có thể bị gãy xương là: vùng vai (gãy đầu trên xương cánh tay), cổ tay (gãy đầu dưới xương quay), lưng (gãy cốt sống lưng), mông (gãy cổ xương đùi).

Khi bị chấn thương, người nhà thường nghĩ là bong gân nên chăm sóc sơ sài. Còn bệnh nhân với tâm lý sợ phiền người thân nên đôi khi hai, ba ngày sau vẫn còn đau hay đau nhiều hơn mới đến bệnh viện để khám. Do đó, khi người già bị chấn thương dù là chấn thương nhẹ chúng ta nên cảnh giác có thể bị gãy xương, không xoa bóp dầu vào nơi bị đau và đưa vào bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu bệnh nhân bị đau ở vùng lưng hoặc vùng mông nhiều thì đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, thẳng, khi vận chuyển thì để bệnh nhân nằm trên mặt phẳng cứng.

Phòng tránh

- Tập thể dục để duy trì sức mạnh của hai chân, nhờ đó giữ được thăng bằng và tự tin khi đi lại.

- Trong nhà có thể gắn thêm những vật dụng phù hợp với sinh hoạt của người già: đặt các tấm lót bằng nhựa nhám ở vùng trơn trợt như sàn tắm, nhà vệ sinh; gắn thêm các tay vịn dọc theo tường ở nhà tắm, ở lối đi có độ cao thấp như cầu thang, thềm nhà; bồn cầu làm cao vừa tầm ngồi, không quá thấp làm dễ té ngã khi đứng dậy.

- Bố trí đủ đèn sáng, các công tắc điện, điện thoại sao cho dễ với tới khi muốn sử dụng.

- Loại bỏ chướng ngại vật nơi thường đi lại. Nếu cảm thấy đôi chân không vững hoặc chóng mặt nên đi tiểu đêm tại chỗ bằng bô và không được leo, đứng lên ghế để làm lụng, lấy đồ vật.

- Mang dép có độ ma sát lớn, tránh các loại dép có đế trơn láng dễ bị trượt chân.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên