30/03/2006 17:07 GMT+7

Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen đạt trình độ khu vực đầu tiên của VN

Theo TTXVN
Theo TTXVN

Sáng 30-3-2006, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen thuộc Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã được khánh thành.

IGiWnfIe.jpgPhóng to
Các chuyên gia đang làm việc tại phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen

Đây là là phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen đầu tiên ở nước ta đạt trình độ khu vực và là một trong số 17 phòng thí nghiệm trọng điểm được nhà nước đầu tư xây dựng giai đoạn 2001 - 2010.

Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen gồm 3 cụm thiết bị đầy đủ và đồng bộ nghiên cứu về: Hệ gen học; Hệ protein; Tin sinh học - phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện mục tiêu phục vụ phát triển nông - lâm - ngư nghiệp bền vững, nghiên cứu bệnh di truyền trong nước và quốc tế tiến tới phát triển quan hệ quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

Phòng được nhà nước đầu tư hơn 57 tỉ đồng xây dựng từ tháng 5-2001, trong đó gần 80% kinh phí sử dụng để mua sắm trang thiết bị. Tại đây, có nhiều thiết bị công nghệ cao lần đầu tiên có ở Việt Nam: Máy đọc trình tự gen có độ phân giải cao, máy đọc trình tự protein, máy khối phổ chuyên dụng, máy đọc gen chíp...

Tất cả thiết bị được lắp đặt và vận hành đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, điện, khí, nước, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm đối với phòng thí nghiệm hiện đại, đặc biệt là các loại thiết bị theo phương thức mở để có thể cập nhật thông tin khi cần thiết. Từ nay đến sau năm 2010, Viện Công nghệ Sinh học tiếp tục hoàn thiện nâng cấp phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen lần II và phấn đấu trở thành phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen đạt trình độ quốc tế.

Từ năm 2001 đến nay, dù chưa được xây dựng hoàn chỉnh, với trang thiết bị được đầu tư từng bước của phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen, Viện Công nghệ Sinh học đã thuận lợi hơn trong việc đăng ký thực hiện đề tài, đề án và hợp tác quốc tế gồm 8 đề tài cấp nhà nước, 50 đề tài nghiên cứu cơ bản, 5 đề tài chương trình mục tiêu, 26 đề tài cấp bộ, 2 dự án quốc tế...

Trong đó có 3 đề tài tiêu biểu, có ý nghĩa lớn: Đề tài về ứng dụng kỹ thuật ADN trong giám định hài cốt liệt sĩ; Đề tài xây dựng kỹ thuật phát hiện và quy trình công nghệ sản xuất vacxin phòng chống virutA/H5N1 cho gà và cho người; Đề tài độc lập cấp nhà nước "Nghiên cứu xác định bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của chất độc da cam - dioxin trên các đối tượng nạn nhân".

Ngoài ra, một số đề tài nghiên cứu được triển khai và ứng dụng vào thực tế đời sống có hiệu quả như xây dựng bộ sinh phẩm trên cơ sở các chế phẩm của sinh học phân tử dùng để phát hiện các bệnh ở tôm, gia cầm, chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu, dioxin...

Theo TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên