Viêm phế quản cấp: Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng ho khan kéo dài và tăng dần, không đờm. Khi trẻ thở ra nghe được tiếng ra ở phế quản, cơn ho kéo dài dai dẳng, sau đó xuất hiện đờm nhớt. Sau từ 7 đến 10 ngày, đờm nhớt giảm và cơn ho cũng chấm dứt.
Viêm phế quản cấp do siêu vi thường gây những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, vì thế cần đưa trẻ đến bác sĩ sớm để điều trị. Bệnh cũng co tính lây lan, nên cách ly, mang khẩu trang khi ra đường để tránh ô nhiễm.
Bệnh hen: Là căn bệnh mạn tính có ảnh hưởng trực tiếp đến dòng khí thở vào ra trong cổ họng. Triệu chứng có thể kể đến là hắt hơi, ho, khó thở. Từ bệnh hen có thể phát sinh ra nhiều căn bệnh khác như bệnh viêm nhiễm vòm họng, dễ bị kích thích, dễ bị dị ứng bởi môi trường xung quanh như dị ứng phấn hoa, dị ứng động vật.
Sổ mũi: Đây là bệnh lý phổ biến nhất khi thường xuyên ở phòng máy lạnh khiến hệ điều nhiệt của cơ thể bị rối loạn. Bệnh nhân hắt xì thành cơn dài liên tục, kèm theo chảy nhiều nước mũi trong và lỏng. Có thể dùng một số loại thuốc chống dị ứng thông thường trong vài ngày là hết nếu như không có bội nhiễm vi trùng.
Viêm mũi: Bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh, lỗ mũi ngứa ngáy khiến trẻ hay giụi tay lên mũi và chảy nước mũi nhiều, có thể gây sốt hoặc không. Ở trẻ khi bị viêm mũi thường ngủ không yên giấc, nghẹt mũi nên thở khò khè, phải thở bằng miệng và khi bú phải ngưng lại nhiều lần để thở. Viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần cũng cần nghĩ đến bệnh viêm amiđan, sùi vòm và cũng có thể gây viêm phổi, viêm phế quản.
Viêm amiđan, V.A (sùi vòm): Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em từ 3-7 tuổi khi bị nhiễm lạnh. Amiđan và V.A là nơi sản xuất và huy động ra kháng thể chống lại vi trùng xâm nhập vào cơ thể trẻ nhưng cũng là nơi tập trung vi trùng khi nó không có khả năng tiêu diệt vi trùng. Ngoài ra là các bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản.
Viêm xoang: Trẻ cảm thấy khó chịu do phải nuốt chất dịch tiết ra, nghẹt mũi và có cảm giác nặng đầu mỗi khi cúi người về phía trước; có kèm theo sốt, mệt mỏi và đau vùng trên mặt hoặc vùng trán và đầu. Bác sĩ sẽ cho sử dụng các loại thuốc dạng phun, xịt để sạch mũi cũng như làm khô chất dịch tiết ra kèm theo kháng sinh nếu cần thiết.
Ngoài ra, để hạn chế những bệnh về đường hô hấp khi tiết trời trở nên se lạnh, không cho trẻ uống nước lạnh, đi chân trần trên nền gạch men và đặc biệt khuyến khích trẻ súc miệng với nước muối vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng, khi trẻ ngủ dậy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận