26/03/2008 20:44 GMT+7

Phát hiện hóa thạch thằn lằn ăn thực vật cổ nhất thế giới

TTXVN
TTXVN

Các nhà khoa học vừa tìm thấy tại vùng Ishikawa của Nhật Bản hóa thạch hàm và xương sọ của loài thằn lằn ăn thực vật cổ nhất thế giới, có từ cách đây 130 triệu năm.

m3dl6MDV.jpgPhóng to

Ảnh minh họa loài thằn lằn Kuwajimalla kagaensis - Ảnh: nationalgeographic

Dựa vào kích thước của xương sọ, các nhà nghiên cứu ước tính thằn lằn này có chiều dài khoảng 25-30cm. Nó được đặt tên là Kuwajimalla kagaensis.

Trước đó, loài thằn lằn ăn thực vật lâu đời nhất được tìm thấy trên thế giới là Dicothodon, từng sinh sống ở Bắc Mỹ cách đây khoảng 100 triệu năm.

Hiện nay, loài thằn lằn chuyên ăn thực vật rất hiếm. Ước tính chỉ khoảng 3% tổng số thằn lằn hiện đại được xếp vào nhóm thằn lằn ăn thực vật. Đa số các loài thằn lằn đều ăn thịt, côn trùng, hoặc cả động vật và thực vật.

Thằn lằn ăn thực vật hiện đại thường ăn cây hạt kín với chồi và lá mềm hơn so với các loại cây không phải là cây hạt kín. Do đó, hóa thạch thằn lằn vừa được tìm thấy ở Nhật Bản có thể chứng minh rằng các loại cây hạt kín tồn tại sớm hơn hàng triệu năm so với dự đoán. Bằng chứng cổ nhất hiện nay về sự xuất hiện của loài cây hạt kín là một hóa thạch có từ cách đây 125 triệu năm được tìm thấy ở Trung Quốc.

Các nhà khoa học cho rằng phát hiện mới về hóa thạch thằn lằn ở Nhật Bản là "một bí mật thần kỳ", có thể làm thay đổi những quan niệm từ trước tới nay về sự tiến hóa của thằn lằn.

TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên