Quyển sách mỏng, chỉ 87 trang, nhưng là một tài liệu quan trọng, bởi đây chính là những gì do giáo sư Trần Văn Giàu tự kể về cuộc đời mình và giáo sư Nguyễn Phan Quang trực tiếp ghi âm lại.
![]() |
Ảnh: L.Điền |
Thời điểm ghi âm vào khoảng giữa năm 1995, lúc này giáo sư Trần Văn Giàu hãy còn rất minh mẫn. Vì là câu chuyện kể cho GS Nguyễn Phan Quang, cũng là một học trò thân thiết, nên nội dung có nhiều đoạn gần như tâm sự.
Ở đó, giáo sư Trần Văn Giàu đã kể về buổi đầu nhận thức về vai trò của người thanh niên trí thức theo tư tưởng của Nguyễn An Ninh thế nào, nguyên do ông đi du học Pháp với ý định “không phải làm quan mà làm trạng sư và nhà báo”. Rồi câu chuyện về việc ông đã bị “tiêm nhiễm” chủ nghĩa cộng sản từ bên Pháp như thế nào, ông tham gia cách mạng ra sao... Cả những vấn đề liên quan đến sử học và nghiên cứu lịch sử dân tộc, các vấn đề về tư tưởng... cũng được giáo sư Trần Văn Giàu trực tiếp thuật lại qua những cuộc ghi âm này.
Tập sách còn có một phụ lục quan trọng, đó là bản khai của giáo sư Trần Văn Giàu tại nha mật thám Nam Kỳ (tháng 5-1935). Bản khai này ký tên Hồ Nam (một trong các bí danh của giáo sư Trần Văn Giàu) được viết sau khi bị bắt 25 ngày, do giáo sư Nguyễn Phan Quang sưu tầm được, qua đó có thể nhận thấy khí tiết của nhà cách mạng Trần Văn Giàu và lời lẽ cũng như cách ứng xử của ông với kẻ thù.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận