Cha tôi đã mất năm 1972, mẹ tôi mất năm 1982 nhưng không để lại di chúc. Nay tôi thay mặt tất cả các em để làm giấy chủ quyền nhà đất và đồng thuận sẽ bán nhà sau khi có giấy tờ hợp lệ. Vậy chúng tôi phải phân chia ra sao cho đúng với pháp luật? Em tôi ở nước ngoài có được hưởng thừa kế hay không?
Em út tôi đã mất thì các con của cô ấy (đang sống ở nước ngoài) có được hưởng thừa kế không? Nếu được phải làm giấy tờ ra sao?
- Vì câu hỏi của bà không nêu rõ nhà đất đang cần chia là của cha và mẹ bà hay là của cha bà với người vợ sau nên chúng tôi giả sử nhà đất đó của cha và mẹ bà.
Việc phân chia di sản (nhà, đất) do cha, mẹ bà để lại như thế nào, tùy thuộc sự thỏa thuận của những người được thừa kế, chỉ trong trường hợp có tranh chấp mới phân chia di sản theo pháp luật. Ở đây, cha bà đã mất từ năm 1972, mẹ bà đã mất từ năm 1982 nên việc phân chia di sản theo pháp luật trong trường hợp có tranh chấp, cũng như thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đã hết (đã quá mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế - tức thời điểm cha, mẹ bà chết) không đặt ra nữa.
Tuy nhiên, theo tiết a, tiểu mục 4, mục 2, nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế (ví dụ: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết - nếu những người này còn sống) không có tranh chấp về hàng thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản này chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.
Do vậy, nếu các chị em bà không tự thỏa thuận được việc phân chia nhà đất nói trên mà lại có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định về chia tài sản để giải quyết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận