14/04/2022 13:39 GMT+7

Phải rèn luyện kỹ năng, thái độ mới cứu người thành công

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Văn Công - Đại học Nguyễn Huệ (Bộ Quốc phòng)
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Văn Công - Đại học Nguyễn Huệ (Bộ Quốc phòng)

TTO - Con người sinh ra không có sẵn tinh thần dũng cảm hay bạc nhược, mà được giáo dục, được rèn luyện, trải nghiệm trong cuộc sống một cách rất căn bản.

Video: Khoảnh khắc thanh niên dũng cảm nhảy cầu 30m cứu bé gái tự tử tại cầu Thịnh Long ở Nam Định

Câu chuyện về hai thanh niên dũng cảm cứu người dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua tại biển Vũng Tàu và Nam Định đã khích lệ, cổ vũ và lan tỏa một cách sâu sắc đến đông đảo người trẻ.

Không ít người đặt câu hỏi vì lý do gì hai thanh niên lại có hành động kịp thời và sẵn sàng như vậy? Không phải ai trong hoàn cảnh đó cũng ra tay cứu giúp và hành động quả cảm. 

Dưới góc độ của nhà tâm lý, tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc. 

Phải rèn luyện kỹ năng, thái độ mới cứu người thành công - Ảnh 2.

Trung úy cảnh sát Thái Ngô Hiếu (trái) cứu nhiều người ở biển Vũng Tàu và cựu lính hải quân Nguyễn Văn Chính (phải) nhảy từ cầu có độ cao khoảng 30m xuống sông cứu người

Thái độ không phải bẩm sinh nhưng cũng cần được rèn giũa

Bên cạnh việc được đào tạo (giỏi về kỹ thuật, kinh nghiệm), điều quan trọng nhất là các anh đã được trang bị một thái độ tích cực. Thái độ đó hiển nhiên không đơn thuần là những bài học trên sách giáo khoa, trên lý thuyết, mà phải được rèn giũa, được kiểm nghiệm và được đánh giá đầy đủ. 

Như vậy, dưới góc độ tâm lý, đó cũng chính là sự vững vàng của mỗi cá nhân trước điều kiện khó khăn, nguy hiểm. 

Việc chuyển trạng thái từ vững vàng sang hành động chớp nhoáng ngay tức khắc đòi hỏi bản thân không phải hành động bột phát, tùy tiện. Đó phải là sự phản ứng từ thói quen sống, được thúc đẩy bởi hệ giá trị đạo đức của chính cá nhân. 

Có không ít tình huống nguy hiểm tương tự nhưng có những người có kỹ năng, có kinh nghiệm, có đầy đủ những phương tiện lại phải đấu tranh động cơ, dẫn đến do dự và không kịp phản ứng, để lại hậu quả đáng tiếc cho người khác. 

Việc trang bị tri thức, kỹ năng cho các tình huống khẩn cấp quan trọng, nhưng quyết định ở thái độ của mỗi con người. Thái độ đó phải được rèn luyện, được hình thành và trở thành thói quen, hành vi sống mỗi ngày.

Kỹ năng, thái độ phải thực sự khoa học

Những tình huống cứu người đuối nước, khi hỏa hoạn… chỉ diễn ra trong tích tắc, nếu chúng ta không biết cách xử trí và hành động tùy tiện thì có thể để lại hậu quả khôn lường. Không ít trường hợp cũng do thiếu hiểu biết, vội vàng, thiếu kinh nghiệm mà bản thân không cứu được người khác, thậm chí lại gây nguy hiểm cho chính mình. 

Một số trường hợp đuối nước thương tâm xảy ra trong thời gian qua là điển hình. Các em học sinh vì "tinh thần xả thân" mà cứu bạn lại không đúng cách dẫn đến đuối nước tập thể. 

Có những trường hợp khi phát hiện sự việc, có đầy đủ phương tiện, điều kiện nhưng không xử lý ngay tại hiện trường mà lại đi tìm người hỗ trợ thì cũng quá muộn. 

Có thể nói, cả kỹ năng, thái độ đều cần thiết, nhưng ở tình huống chớp nhoáng, khẩn cấp, ngay tức thì cần phải hành động đúng, chẳng hạn như sử dụng các phương tiện tại chỗ để ứng cứu, gọi người xung quanh… Tuyệt đối không "hữu dũng vô mưu" vì sẽ không giải quyết được vấn đề.

Với bạn trẻ ngày nay, việc học kỹ năng, thái độ rất cần được trang bị cơ bản, không được hành động cảm tính mà cần dựa trên nền tảng vững chắc nhất.

Những tấm gương quên mình cứu nạn: Lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống Những tấm gương quên mình cứu nạn: Lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

TTO - Câu chuyện xả thân cứu người đuối nước của hai chàng lính quả cảm trong tuần qua như một liều "kháng thể" trước những "virus tiêu cực" của xã hội.

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Văn Công - Đại học Nguyễn Huệ (Bộ Quốc phòng)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên