Phóng to |
NGUYỄN ANH DÂN (Đồng Tháp)
- Huớ nhà xuất bản Văn Học! Đó là câu văn trong bài “Chí mạo hiểm” của nhà văn Nguyễn Bá Học chứ không phải là nhà cách mạng Nguyễn Thái Học. Mình làm văn học thì phải cho ra văn học, chứ lầm lẫn kiểu này sợ con em tẩu hỏa nhập ma đấy!
* Sách “Giáo dục công dân” lớp 10 viết: “Ga-li-lê đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc-nic là đúng. Mặt trời còn tự quay xung quanh trục của nó”. Cô Tú ơi, sách giáo khoa mà sao lỗi to chần dần như vậy?
NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY (Phan Thiết)
- Xưa nay, Tú tôi thường nghe thiên hạ đồn rằng mặt trăng tự xoay xung quanh trục của nó. Nay sách giáo khoa bảo mặt trời cũng tự xoay xung quanh trục được nữa thì là một “phát minh mới” chăng? Mặt trời tự quay quanh trục? Mường hay Thái?
* Trong sách giáo khoa văn lớp 10 nâng cao có trích sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường, nhưng sách giáo khoa lịch sử lớp 10 nâng cao lại ghi là của người Thái. Sao lại có sự khác biệt vậy hả cô Tú?
THU HÀ (Đắc Lắc)
Phóng to- “Đẻ đất đẻ nước” là dạng nói vè cổ tích thần thoại của dân tộc Mường, được các thầy Mo tấu diễn trong lễ tang, lễ cưới, để phục vụ đám đông tham dự. Người Mường gọi là Mo Tiêu, các học giả người Kinh gọi là sử thi.
Người Thái thì có truyện thơ dân gian nổi tiếng gọi là “Xóng chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu). Cô Tú chỉ biết có thế.
Còn tại sao sách giáo khoa mỗi quyển nói một đường thì phải hỏi NXB Giáo Dục cháu ạ! Lão Hạc chết bởi bả gì?
* Chương trình “Đối mặt” trên VTV3, người dẫn chương trình hỏi người chơi: “Lão Hạc tự tử bằng cái gì?”. Người chơi trả lời sai, người dẫn chương trình trả lời thay là “Lão Hạc tự tử bằng bả chuột”. Cô Tú ơi, câu trả lời đó đúng hay sai?
NGUYỄN PHÚ SANH (Cần Thơ) & TRẦN THỊ QUẾ MINH (Bình Thuận)
- Thưa hai bạn, lão Hạc là một nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao. Khi xử lý số phận của nhân vật này, Nam Cao đã để cho lão Hạc tự tử bằng bả chó. Truyện viết như thế đấy. Còn bả chuột có lẽ là sản phẩm của chương trình “Đối mặt” này mà người dẫn chương trình chỉ là người thông tin. Tuy nhiên, học sinh học một đàng mà đài VTV3 nói một nẻo thì e rằng sẽ có cả vạn em học sinh hoang mang. Nhờ nhà đài xem lại vậy!
CÔ TÚ
“Đồng bào” là cái làm sao?
Phóng to* Chương trình “Duyên dáng truyền hình” của đài HTV9 có cô dẫn chương trình giải thích từ “đồng bào” có nghĩa là “cùng chung một tế bào của người mẹ”. Cách giải thích ấy sai hay đúng?
- Sai. Hai từ “đồng bào” bắt nguồn từ truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh ra một bọc 100 trứng, nở ra 100 con. Còn cùng chung một tế bào thì nó là cái đồng gì chứ không thể và không phải là đồng bào. Cái đồng gì đó xin bạn Hoàn hỏi lại HTV9.
Tuổi Trẻ Cười số 352 (ra ngày 1-04-2008) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận