*TS Nguyễn Đinh Tuấn (chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM):
Ở tầng bình lưu của khí quyển (có độ cao 20-35km), ozon đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu các tia phóng xạ nguy hiểm từ Mặt trời, tạo thành một tấm chắn các tia cực tím. Nếu lớp ozon này quá mỏng, một lượng lớn tia cực tím sẽ lọt xuống Trái đất.
Tia này có thể gây bệnh đục thủy tinh thể, ung thư da, rối loạn hệ miễn dịch di truyền ADN của con người, làm thay đổi thời tiết...
Tuy nhiên, chất ozon dưới mặt đất lại hoàn toàn không liên quan đến ozon ở tầng khí quyển. Chất ozon dưới mặt đất được tạo ra trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, hóa chất, quá trình hoạt động của máy in laser, máy photocopy và các phản ứng quang hóa các khí SO2, NO2...
Chất này gây ảnh hưởng cho sức khỏe của con người, chẳng hạn nếu không khí đô thị bị khói bụi ô nhiễm dày đặc, nồng độ O3 trong không khí nếu lên đến trên 1 ppm thì sẽ độc cho sinh vật. Khi có khí ozon dày đặc, người ta thường cảm thấy khó thở hoặc dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, sưng niêm mạc...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận