24/04/2006 10:28 GMT+7

Ông bà ta cưới ra sao? và ta sẽ cưới như thế nào?

NH.B
NH.B

TTO - Bạn có biết đám cưới, một trong những nghi lễ quan trọng nhất của người Việt, theo tập tục xưa phải đảm bảo đủ 6 lễ: Lễ nạp thái (lễ đặt rượu), Lễ vấn danh, lễ nạp cát (báo cho nhà gái đã bói được quẻ tốt), lễ nạp tệ (nộp sính lễ cho nhà gái), lễ thỉnh kỳ (xin giờ rước dâu), lễ thần nghinh (nhà trai mang lễ đến nhà gái rước dâu).

QIeRDApY.jpgPhóng to
Một bộ trang phục cưới của người Hoa Nam bộ xưa - Ảnh: NH.B
TTO - Bạn có biết đám cưới, một trong những nghi lễ quan trọng nhất của người Việt, theo tập tục xưa phải đảm bảo đủ 6 lễ: Lễ nạp thái (lễ đặt rượu), Lễ vấn danh, lễ nạp cát (báo cho nhà gái đã bói được quẻ tốt), lễ nạp tệ (nộp sính lễ cho nhà gái), lễ thỉnh kỳ (xin giờ rước dâu), lễ thần nghinh (nhà trai mang lễ đến nhà gái rước dâu).

Bạn có biết mâm trầu cau của lễ vật cưới phải đủ 64 lá trầu, chia làm 8 xấp tượng trưng cho bát quái (64 thẻ), kèm theo đó là 32 trái cau... hay chiếc áo dài cưới ngày xưa của người Nam bộ được ghép từ 5 tà, may hai lớp nên gọi là áo kép? Và còn nhiều điều chưa biết nữa về đám cưới VN trong những thập niên gần đây...

Cũ mà mới, quen thuộc mà thú vị, đó là cảm giác của những ai đặt chân vào phòng trưng bày Đám cưới Nam bộ tại Bảo tàng TP.HCM trong những ngày này. Một không gian nhỏ được thiết kế theo nhà rường Nam bộ tái hiện cùng các trang phục cưới của người Khơ me, người Chăm Islam, người Hoa...

Không trưng bày quá nhiều, đại diện cho mỗi thời kỳ là những bộ áo cưới của cô dâu, chú rể, là mâm sính lễ trầu cau, bánh quả, tiền, trà... là bàn thờ gia tiên với mâm ngũ quả kết long phụng, bình hoa, lư hương... Đây chính là không gian không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam, nơi diễn ra trang trọng các nghi thức của lễ cưới và trình lễ vật, chứng kiến bao nhiêu đổi thay của các lễ nghi đám cưới VN.

Nhiều người xem đã xúc động khi ngắm nhìn chiếc thiệp cưới của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi với một lỗi nhỏ: con số năm cưới được in 1694 thay vì 1964.

Một chút tái hiện nhỏ, tuy các vật trưng bày không thật nhiều, hay nói như bác Hoàng Tấn Việt - một khách đến xem triển lãm: "vẫn còn cảm thấy thiếu thiếu gì đó nhưng mà thấy ý nghĩa lắm".

Không ý nghĩa sao được khi cùng với sự nở rộ của công nghệ tiệc cưới, những giá trị lễ nghi của đám cưới truyền thống như bị quên lãng hoặc bị méo mó đi đã làm nhiều người không còn hiểu hết ý nghĩa các nghi lễ tốt đẹp ngày xưa.

Cô SV Nguyễn Ngọc Hà (ĐH Mở Bán công) dành gần 2 tiếng đồng hồ để thưởng lãm các vật trưng bày thổ lộ: "Đến đây mới thấy mình sắp bị "mất gốc" rồi. Các nghi lễ ngày xưa chứng minh đám cưới thực sự thiêng liêng, tiếc là người trẻ như mình không được biết nhiều".

Nếu bạn sắp cưới, có người nhà sắp cưới, hay con bạn sắp cưới hoặc đơn giản chỉ muốn biết hơn lễ cưới truyền thống, sao không thể dành một ít thời gian để đến triển lãm. Một chút thời gian để biết hơn ngày xưa ông bà ta cưới như thế nào? Và ta sẽ cưới như thế nào?

NH.B
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên