04/11/2006 06:29 GMT+7

Ơn nghĩa sinh thành - Kỳ cuối: "Trung tâm báo hiếu"

VŨ BÌNH
VŨ BÌNH

TT - Gửi cha mẹ già vào trại dưỡng lão bấy lâu nay vẫn thường nhận được những cái nhìn định kiến của xã hội về lòng hiếu thảo. Nhưng ở ngoại thành Hà Nội có một trại dưỡng lão được nhiều người gọi là “trung tâm báo hiếu”. Ở đó, các bậc cha mẹ có được những nụ cười, những người con cũng thỏa lòng chăm sóc đấng sinh thành.

9IlMthO9.jpgPhóng to
Ảnh: Phi Long
TT - Gửi cha mẹ già vào trại dưỡng lão bấy lâu nay vẫn thường nhận được những cái nhìn định kiến của xã hội về lòng hiếu thảo. Nhưng ở ngoại thành Hà Nội có một trại dưỡng lão được nhiều người gọi là “trung tâm báo hiếu”. Ở đó, các bậc cha mẹ có được những nụ cười, những người con cũng thỏa lòng chăm sóc đấng sinh thành.

i5XY6LmE.jpgXem video clip "Một ngày ở trung tâm báo hiếu"i5XY6LmE.jpgXem video clip "Bông hồng cài áo"i5XY6LmE.jpgXem video clip "Hai người mẹ"i5XY6LmE.jpgXem video clip "Ngọn nến không tắt"i5XY6LmE.jpgXem video clip "Trái tim người mẹ"i5XY6LmE.jpgXem video clip "Trời xanh có thấu..."

Kỳ 1: Trời xanh có thấu... Kỳ 2: Nước mắt chảy xuôi Kỳ 3: Hai người mẹ Kỳ 4: Ngọn nến không tắt Kỳ 5: Trái tim người mẹChuyện mẹ con nào cũng làm ta khócĐạo làm con và đạo làm người...Bông hồng cài áo

Báo hiếu thời nay

Bảy giờ sáng, giờ tập thể dục dành cho các thành viên tại khu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Hà Nội (xã Minh Khai, huyện Từ Liêm) bắt đầu. Gần 100 cụ từ các phòng tề tựu về khuôn viên trước sân của trung tâm, khởi động bài tập dưỡng sinh buổi sáng. Buổi sáng thật thanh bình với những người cao tuổi đi dạo dưới những hàng cây, tập thể dục và sau đó là những câu chuyện quanh bàn ăn sáng, đọc sách báo. Có nhiều người cười rất tươi với những câu chuyện tâm đầu ý hợp, có cả những cụ trao đổi với nhau bằng tiếng Anh, tiếng Pháp rất thông thạo.

HHgUfWls.jpgPhóng to
Bữa ăn là nơi hàn huyên tâm sự - Ảnh: Phi Long
Bà Đ.T.T. năm nay 85 tuổi, ở trung tâm đã gần ba năm, kể: “Chính tôi quyết định nhờ các con gửi tôi vào đây. Con cháu đi làm cả ngày, mình chả biết trò chuyện với ai. Nơi này tôi thấy thoải mái hơn vì có bầu có bạn”. Bà T. được bố trí ở cùng một thành viên khác trong một căn phòng nhỏ, khá lịch sự, đầy đủ tiện nghi, có một y tá riêng thường xuyên chăm sóc sức khỏe cho họ. Mỗi ngày ngoài ba bữa ăn chính còn có một bữa ăn phụ, nếu yêu cầu thì cũng được các hộ lý phục vụ ăn tại phòng riêng.

Bà T. tâm sự: “Ở với các con, vật chất, tiện nghi không thiếu thứ gì. Nói thật đứa nào cũng rất quan tâm đến mẹ, nhưng đó chỉ là vào buổi tối khi chúng đi làm về, còn ban ngày tôi cứ thui thủi một mình trong căn nhà lớn. Người già nhu cầu tiện nghi không nhiều, cái tôi cần là trò chuyện, chia sẻ hằng ngày. Tôi hiểu các con tôi, hiếu thảo thì hiếu thảo đấy, nhưng chẳng lẽ mình lại kêu chúng bỏ việc ở nhà trò chuyện với mình!”. Vào trung tâm, bà T. vừa có bạn bè để trò chuyện, lại vừa có người chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ. Cứ mỗi thứ bảy, chủ nhật con cháu lại kéo nhau vào trung tâm thăm bà cả ngày. Lễ, tết hay có dịp rảnh rỗi thì đón bà về nhà. “Tính ra cũng giống như trước đây tôi ở nhà thôi. Vì ngày thường lắm bữa chúng về khuya lắm, có thấy được mặt mũi chúng đâu” - bà T. cười thật tươi.

“Viện dưỡng lão cao cấp”

Theo ông Nguyễn Tuấn Ngọc - giám đốc khu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Hà Nội, mô hình viện dưỡng lão cao cấp mà trung tâm này đang theo đuổi là một dịch vụ chăm sóc người già cả về tinh thần lẫn sức khỏe mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng thành công. Trong xã hội công nghiệp không phải ai cũng đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc cha mẹ, một trung tâm dưỡng lão hiện đại sẽ thay những người con vì mưu sinh quá bận rộn không đủ thời gian chăm sóc đấng sinh thành. Từ ngày khai trương hoạt động đến nay, ông Ngọc chưa nghe một trường hợp nào phàn nàn về việc chăm sóc các cụ. “Thời gian gần đây, số gia đình gửi cha mẹ già đến trung tâm ngày một đông là một minh chứng về sự cần thiết của trung tâm báo hiếu chúng tôi” - ông Ngọc nói.

Ở “trung tâm báo hiếu” này có không ít những người từng là hiệu trưởng trường đại học, giám đốc các công ty, xí nghiệp, có người từng làm đến thứ trưởng... Người nào cũng có nhà cửa đàng hoàng, con cái thành đạt nhưng vẫn chọn vào ở nơi này. “Các con sắp xếp đưa bố vào viện dưỡng lão này chính là báo hiếu cho bố đấy” - ông N.K.Y. bảo vậy. Nhà ông Y. ở TP.HCM nhưng lại ra tận Hà Nội để vào đây. Bốn người con của ông đều là những người khá nổi tiếng trên thương trường, trong đó có một người đang lãnh đạo một hãng hàng không, tất cả đi đi về về Hà Nội - TP.HCM như cơm bữa và thường xuyên vắng nhà. Ông Y. nói từ ngày vào trung tâm ông có thêm những người bạn cùng lứa tuổi, có thể tâm sự với nhau nhiều chuyện. “Các nhân viên của trung tâm cư xử như con cháu trong nhà, rất nhiệt tình, lo lắng chu đáo. Tôi chẳng hề thấy cô đơn hay buồn tủi gì khi ở đây” - ông Y. nói.

Báo hiếu cũng có năm bảy đường

Chị T.M. - nhà ở Hưng Yên, con gái của bà X. 83 tuổi, vào đây hơn một năm - vào thăm mẹ, tâm sự: “Cũng chẳng đặng đừng tôi mới phải đưa mẹ vào đây, chứ người Việt mình trước đến nay vẫn quan niệm con cái phải tận tay chăm sóc bố mẹ mình ở nhà mới là hiếu thảo. Nhưng hai anh trai cả đi làm ăn xa, cả năm mới về thăm quê một lần. Vợ chồng tôi đi buôn theo xe hàng, con cái còn phải gửi người khác trông coi, có muốn cũng không lo lắng được cho mẹ. Nhưng bà ở nhà một mình bị ngã thì nguy hiểm lắm”. Chị M. cho biết khi đưa mẹ vào trung tâm, mỗi tháng phải tốn chi phí vài triệu đồng. Đối với cuộc sống chật vật của vợ chồng chị thì khoản chi này không đơn giản chút nào, nhưng không khổ tâm bằng việc phải nghe những lời dị nghị của làng xóm. Từ hồi đưa mẹ vào đây, người trong thôn cứ nói như mắng: “Vợ chồng con đó ăn ở tệ quá, ai đời lại đem mẹ vào bỏ ở viện dưỡng lão. Thế nào cũng bị trả báo”. Bà X. ngồi nghe chị M. kể chuyện mà tay cứ xoa đầu con như đứa trẻ mới lọt lòng. Bà bảo: “Lúc đầu nghe con bảo sẽ đưa mẹ vào trại dưỡng lão, tôi tủi thân lắm, cứ nghĩ chúng định bỏ mẹ đây. Nhưng khi vào đây tôi mới cảm thấy thương con nhiều hơn vì nó làm vậy cũng chỉ muốn tốt cho tôi. Kệ người ta, con ạ”.

fk3Bcixr.jpgPhóng to
Tập thể dục dưỡng sinh mỗi buổi sáng - Ảnh: Phi Long
Những ngày cuối tuần, trung tâm lại nhộn nhịp xe gắn máy, xe hơi của những gia đình đưa cả vợ chồng, con cái, cháu chắt đến thăm cha mẹ, ông bà. Có những gia đình dành trọn cả một ngày trò chuyện, vui chơi ở đây. Anh H.L. đã đưa mẹ vào đây ở được gần một năm, nói vợ chồng anh cảm thấy rất vui vì tinh thần mẹ mình thoải mái, tươi tỉnh hơn khi còn ở nhà đi ra đi vào một mình cả ngày.

Ông B. (85 tuổi, vào trung tâm đã lâu) tâm sự rằng ông rất hiểu lòng những người con bận rộn của mình luôn đi làm xa nhà, nên quyết định vào “trung tâm báo hiếu” này để cuộc đời ông có thêm niềm vui cho những ngày còn lại. Và ông đã toại nguyện. Ông B. nói: “Báo hiếu cũng có năm bảy đường, không phải cứ ở bên cha mẹ suốt ngày để chăm sóc mới là hiếu thảo, miễn sao những đứa con vẫn mãi nặng lòng ơn nghĩa sinh thành”.

Cuộc sống xứ “6 sao”

Ở một nơi mà ngay cả nhà vệ sinh cũng dát vàng, bạc, đá quí; chuyện học, chuyện ăn, chữa bệnh đều được “bao cấp” toàn bộ; đàn ông được lấy bốn vợ… có phải là thiên đường? Mời bạn cùng phóng viên Tuổi Trẻ làm chuyến du hành tìm hiểu cuộc sống ở xứ sở “6 sao”: Brunei.

VŨ BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên