Lê Quang Liêm hạ số 1 nước AnhTừ Olympiad, nhìn về hành trình cờ vua Việt Nam
Phóng to |
Kỳ thủ Lê Quang Liêm thi đấu thành công tại giải - Ảnh: Chessolympiadistanbul |
Trước đây khi tổng sắp hạng đồng đội, FIDE tính tổng điểm các vận động viên của đội đạt được. Với cách tính điểm này, có một số vấn đề không công bằng. Cụ thể, như tại giải Olympiad lần thứ 37 Turin (Ý) vào năm 2006 đội Trung Quốc chỉ có 8 trận thắng, 1 hòa và 4 thua lại xếp hạng 2 trên các đội Mỹ và Irael với 9 thắng, 3 hòa và 1 thua, đồng thời ẵm luôn cúp Gaprindashvilicup là cúp kết quả tốt nhất của hai đội nam và nữ.
Với 6 trận thắng, 4 trận hòa và duy nhất 1 trận thua, đội tuyển nam VN đã vươn lên xếp hạng chung cuộc 7/150. Đây là thành tích tốt nhất từ trước đến nay của cờ vua Việt Nam trên đấu trường Olympiad. Ngoài ra, ở giải cá nhân, với tổng điểm trung bình 8 sau 10 ván, kỳ thủ Lê Quang Liêm xếp hạng 5 ở bàn số 1. Còn ở giải nữ, đội VN cũng vượt qua chính mình khi xếp hạng chung cuộc 26/127. |
Do đó, từ Olympiad 2008 tại Dresden (Đức), FIDE quy định thể thức xếp hạng như sau: Đầu tiên tính tổng điểm trận của một đội, thắng được 2 điểm, hòa 1 điểm và thua 0 điểm. Để tính các hệ số tiếp theo ta cần chú ý đến điểm trận của một đội.
Hệ số 1: Olympiad Kanty Mansysk sonnborn Berger lấy tổng số điểm đội mình đạt được khi gặp từng đấu thủ nhân với điểm trận đội đó đạt được (trừ kết quả đội có điểm trận ít nhất). Ví dụ đội Việt Nam ở ván thứ 9 gặp đội Anh và mình thắng 3 điểm và cuối cùng đội Anh đạt 15 điểm trận thì cách tính hệ số Olympiad Kanty Mansysk sonnborn Berger là 3*15 = 45.
Hệ số 2: Tính tổng điểm đội mình đạt được.
Hệ số 3: Tính tổng điểm trận của các đội mình đã gặp (trừ kết quả đội có điểm trận yếu nhất).
Theo giới chuyên môn, cách tính này cho đến nay vẫn là tối ưu.
Ngoài việc tranh các thứ hạng đồng đội giải còn tranh huy chương cá nhân cho từng bàn với điều kiện vận động viên này phải đấu từ 8 ván trở lên.
Từ năm 2008, FIDE xếp hạng đấu thủ theo cường số thi đấu (performance) trước đây khi tính hạng các nhân bằng phần trăm số điểm đạt được. Tôi từng chứng kiến cả đội hi sinh để một vận động viên đoạt huy chương.
Tuy nhiên đối với giải Olympiad này sự cân nhắc, tính toán giữa việc đoạt huy chương cá nhân bàn hay thứ hạng cao của đội thật là khó. Chẳng hạn nếu muốn bảo vệ Liêm đạt huy chương bàn 1 thì chúng ta có thể cất Liêm sau ván 9. Lúc này performance của Liêm là 2852, theo kinh nghiệm từ các Olympiad trước, chỉ cần performance trên 2820 là có khả năng đoạt huy chương (thực tế huy chương vàng bàn 1 là 2849).
Tuy nhiên, nếu Liêm không đấu tạo lỗ hổng lớn cho toàn đội nên anh đã chấp nhận thi đấu vì thành tích chung. Và rõ ràng việc một người vì mọi người như thế mới là tiêu chí tối thượng của Olympiad - giải đấu của đồng đội.
Cùng trường hợp như thế, Nakamura của Mỹ trước ván 10 là 2856 nhưng do thua ván 11 nên cuối cùng xếp hạng 4 giải cá nhân.
Theo tôi, có một chút tiếc cho Lê Quang Liêm vì không lọt vào nhóm có huy chương ở giải cá nhân, nhưng đây là giải đấu rất thành công với Liêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận