![]() |
Tế bào lông tai do các chuyên gia ĐH Havard nuôi |
80% người ở độ tuổi trên 65 bị suy giảm thính giác thuộc một loại nào đó. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân là do mất tế bào lông bên trong tai. Những người tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn cao có thể bị suy giảm thính giác do lông tai bị mất. Lông tai thu những rung động âm thanh và biến chúng thành tín hiệu thần kinh. Việc chúng bị ảnh hưởng trong nhiều năm là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tật điếc.
Từ trước cho tới gần đây, các nhà khoa học cho rằng hầu như không thể làm gì để giúp bệnh nhân vì không thể sửa chữa hoặc thay thế bất kỳ một tế bào nào trong số 15.000 tế bào lông ở mỗi tai. Nhóm nghiên cứu tại ĐH Harvard đã tiến hành thí nghiệm trên tế bào gốc phôi chuột. Tế bào gốc là có thể biến thành mọi loại tế bào trong cơ thể nếu được kích thích đúng cách.
Tuy nhiên, giới khoa học chỉ mới bắt đầu khám phá cách thức lấy tế bào gốc và làm cho chúng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau. Trong trường hợp này, nhóm nghiên cứu cho tế bào gốc tiếp xúc với các hoá chất liên quan tới sự phát triển của tai trong trong bào thai. Kết quả là chúng phát triển thành tế bào lông tai. Khi tế bào lông tai được cấy vào tai đang hình thành của phôi gà, chúng phát triển đúng cách và tạo ra các hoá chất nhất quán với tế bào lông tai bình thường.
Thành công này là bước tiến quan trọng, mở đường cho phương pháp mới điều trị các vấn đề thính giác liên quan tuổi tác và chấn thương. Tuy nhiên, theo Giáo sư Tony Holley thuộc ĐH Sheffield, Anh, phải mất nhiều năm nữa mới có phương pháp điều trị tật điếc do mất tế bào lông tai vì cấy tế bào lông tai mới rất khó khăn.
Mỗi tế bào nhỏ bé sẽ phải được cấy chính xác vào đúng vị trí trên các dải protein bị kéo căng ở tai trong. Sai số một vài micron thôi cũng có thể làm cho toàn bộ quy trình trở nên vô ích. Hiểu cách tế bào gốc có thể biến thành tế bào lông tai sẽ giúp giới khoa học phát triển nhiều loại thuốc trị bệnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận