Phó Viên Tệ (trái) trên bục nhận HCĐ nội dung 100m bơi ngửa. Ảnh: REUTERS |
Theo trang People.com, kình ngư Trung Quốc Phó Viên Tuệ cùng các đồng đội chỉ về thứ tư ở nội dung bơi 4x100m nữ tiếp sức hỗn hợp hôm 14-8. Khi các đồng đội trả lời phỏng vấn, Phó Viên Tuệ cúi gập người, ôm bụng mặt nhăn nhó.
Khi một phóng viên hỏi, cô trả lời: “Tôi đã không thi đấu tốt hôm nay, tôi đã phụ lòng đồng đội. Nhưng tôi mới bị kinh nguyệt hôm qua nên tôi hơi yếu đi. Dù vậy đó không phải là lời bào chữa”.
BBC đưa tin lời “thú nhận” của Phó Viên Tuệ đã trở thành đề tài tranh cãi rất “hot” trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, đặc biệt chuyện một người phụ nữ bơi trong ngày “đèn đỏ” có phải là một mối nguy cơ về sức khỏe hay không.
“Một số người cáo buộc Phó Viên Tuệ nói dối, rằng làm sao mà cô ấy bơi khi bị kinh nguyệt được. Nói chung dân Trung Quốc rất có thành kiến với băng vệ sinh” - cư dân mạng Dvingnew viết trên trang Sina Weibo.
Nhiều cổ động viên Trung Quốc lên tiếng ca ngợi Phó Viên Tuệ đã nói thật. “Cô Phó đã dám nói thật. Tôi ngưỡng mộ cô ấy vì đã bơi trong ngày đèn đỏ. Ngày đèn đỏ ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ, thậm chí có thể gây đau cơ thể” - một người viết.
Người khác đánh giá: “Đây là chuyện bình thường của phụ nữ mà, có gì mà không thể nói đến. Phó Viên Tuệ rất tuyệt vời”. Tờ báo Mỹ New York Times cũng cho rằng lời nói thật của Phó Viên Tuệ đã phá vỡ một rào cản vô hình trong thể thao.
Phó Viên Tệ ở Olympic 2016. Ảnh: PEOPLE.COM |
Tại nhiều nơi trên thế giới, việc nói về kinh nguyệt vẫn là điều cấm kỵ. Một số nữ VĐV, trong đó có cựu ngôi sao quần vợt Annabel Croft của Anh, từng lên tiếng chỉ trích việc chuyện kinh nguyệt phụ nữ bị coi là điều không nên nhắc tới trong thể thao.
Báo Today dẫn lời bác sĩ phụ khoa Jen Gunter thuộc Hiệp hội Sản khoa và phụ khoa Mỹ khẳng định thông tin kinh nguyệt phụ nữ có thể trở thành mối đe dọa ở các bể bơi là hoàn toàn sai lầm. “Đó không phải là một mối đe dọa về y tế” - bác sĩ Gunter nhấn mạnh.
Bác sĩ Gunter giải thích khi phụ nữ có kinh mặc băng vệ sinh và bơi, khả năng máu rỉ vào nước bể bơi là rất thấp, nếu có cũng rất ít. “Lo ngại về kinh nguyệt phụ nữ là chuyện vớ vẩn khi mà người ta có thể tiểu tiện và đại tiện trong bể bơi. Đó là lý do nước bể bơi luôn phải có chlorine” - bác sĩ Gunter nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận