|
Trần Quang Long lúc đó đang dạy học ở Cần Thơ, là ủy viên Mặt trận Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Sài Gòn, chủ tịch Hội sinh viên sáng tác thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn nằm trong Ủy ban Mặt trận liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình miền Nam Việt Nam. Anh thường lên Sài Gòn tham gia phong trào tranh đấu.
Ðầu năm 1968, Long ở Sài Gòn tham gia Mậu Thân, sau đó anh lên chiến khu Tây Ninh. Một số anh em bạn bè của nhà thơ kể rằng bài thơ vừa viết xong được anh em ở Nhà xuất bản Trình Bày in ronéo typo, anh em trong Tổng hội Sinh viên bí mật mang đi phân phát cho sinh viên học sinh.
Trần Quang Long đã lấy tên chị Võ Thị Thắng, ngày sinh của chị vào mùa thu năm 1945, và số tuổi 23 của chị, cùng với tuổi của nước Việt Nam mới, tạo nên một hình tượng thơ đẹp về người nữ sinh - chiến sĩ: “Chị là con người mang tên Chiến Thắng/ Ðã sinh ra và lớn lên từ mùa thu cách mạng/ Hai ba năm rực rỡ chiến công/ Ðã nở nụ cười tươi như một đóa hồng..”. .
Phóng to |
Nhà thơ Trần Quang Long năm 1968 |
Trần Quang Long hi sinh ở R (Tây Ninh) ngày 11-10-1968 do một trận bom B52 của Mỹ rơi trúng miệng hầm. Tập bản thảo thơ của anh hoen máu...
Thế hệ thanh niên xuống đường đấu tranh ở các đô thị miền Nam hay ra trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn yêu mến một bài thơ nổi tiếng khác của Trần Quang Long là Thưa mẹ, trái tim viết năm 1966. Ở tuổi 25, anh đã có những câu thơ như tuyên ngôn cho cuộc đời hiến dâng của mình: “Con xin nguyện trọn đời/ Dùng chính quả tim làm trái phá/ Sống chết một lần thôi”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận