01/12/2015 01:00 GMT+7

​Nông sản Việt sẽ đứng đâu trong ASEAN?

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Cuối năm nay, khi Cộng đồng ASEAN hình thành, thị trường với dân số lên tới 600 triệu dân này sẽ vận động với đầy đủ cơ chế, chính sách nền tảng. Nông sản Việt sẽ có vị trí như thế nào trong thị trường rộng lớn này?

Nhìn từ con số xuất nhập khẩu

Mới đây, Bộ NN&PTNT đã công bố về tình hình xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp. Trong sự sôi động của tình hình xuất nhập khẩu nông, lâm thủy sản và các nguyên liệu đầu vào cho nông nghiệp, dễ dàng nhìn thấy sự đột biến trong quan hệ giao thương giữa Việt Nam với các nước ASEAN khi chỉ còn hơn 1 tháng nữa Cộng đồng ASEAN sẽ chính thức được thành lập.

Thị trường lúa gạo trong nước khá sôi động khi thương lái tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh thu mua cho các doanh nghiệp xuất khẩu trang trải hợp đồng đã ký với Philippines và Indonesia. Đặc biệt, Malaysia đã vươn lên là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ ba của Việt Nam với khối lượng tăng 11% và giá trị tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Indonesia đã trở thành thị trường đứng thứ 6 về nhập khẩu gạo Việt Nam, với khối lượng nhập khẩu tăng 21,16% và tăng 3,65% về giá trị.

Một tín hiệu đáng chú ý khác đến từ thị trường Thái Lan với việc nhập khẩu thủy sản Việt Nam tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ xuất khẩu, việc nhập khẩu nông sản và nguyên liệu đầu vào cho nông nghiệp Việt Nam cũng đang có sự tham gia mạnh mẽ của nhiều bạn hàng trong khu vực ASEAN. Con số ấn tượng nhất là nhập khẩu phân bón. Cụ thể, giá trị nhập khẩu phân bón từ Indonesia tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2014 và nhập khẩu từ Lào cũng tăng hơn 71%.

Bộ NN&PTNT cũng cho biết, giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ Malaysia tăng 77%. Nhập khẩu cao su từ Indonesia cũng tăng gấp 2,6 lần về khối lượng và 2,2 lần về giá trị trong khi nhập khẩu từ Malaysia tăng 37,3% về khối lượng và tăng 25,9% về giá trị.

Những con số biến động lớn trên thị trường nông sản và nông nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ với các nước ASEAN cho thấy mỗi quan hệ bạn hàng đã được siết chặt hơn ở thời điểm sắp hình thành Cộng đồng ASEAN. Những số liệu tăng trưởng rất lớn trong cả hai chiều xuất và nhập cho thấy sự tin tưởng mạnh mẽ hơn ở các đối tác từng là “tiềm năng”. Việt Nam cũng đã sẵn sàng vừa là bạn hàng, vừa là nhà cung cấp lớn cho thị trường gần gũi và quan trọng này.

hinh-1-1448868843.jpg

Định vị thị trường

Xác định tâm thế vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp cho thị trường ASEAN, Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng xác định các sản phẩm lợi thế cho từng vùng miền. Từ đó, dồn lực về chính sách và kinh tế để phát triển những cây, con chủ lực mang lợi thế cạnh tranh rõ rệt để sẵn sàng hội nhập khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết ngày càng nhiều.

Cùng với sách lược về nông nghiệp như trên, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống chính sách tương đối đầy đủ để gia nhập Cộng đồng ASEAN cũng như thị trường nông nghiệp này.

Theo nhìn nhận của Trung tâm WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), Cộng đồng Kinh tế ASEAN chưa có những cam kết ràng buộc với lộ trình thực hiện cụ thể. Chính vì sự linh hoạt trong lộ trình như vậy, việc phát triển các ngành hàng tùy thuộc lớn vào khả năng vận dụng chính sách của mỗi nước.

Khả năng vận dụng này được soi rõ trong bối cảnh các FTA hình thành ngày một nhiều lên, mỗi quốc gia cần tìm được những “luồng” hàng xuất, nhập chủ đạo để phát triển kinh tế. Những luồng này sẽ đan xen giữa các FTA và tạo nên các cơ hội và thách thức song hành, liên tiếp.

Điển hình như khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mặt hàng gạo Việt Nam có thể giành thị phần từ đối thủ Thái Lan. Đặc biệt là với sản phẩm gạo Indica, Việt Nam dễ tiếp cận thị trường Nhật Bản hơn so với Thái Lan nhờ giảm thuế và sự tự do trong tiếp cận thị trường.

Nông nghiệp là một trong rất nhiều ngành hàng của Việt Nam đã và đang xây dựng vị thế của mình trong thị trường chung ASEAN. Một mặt tăng cường nội lực bằng cách tái cơ cấu toàn ngành, nhưng mặt khác, ngành cũng đang thực hiện đúng theo nội dung về xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Đó là mở rộng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Hiện, những chính sách về nông nghiệp của Việt Nam đang tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư với những ưu đãi chưa từng có về các khoản thuế, phí hay cơ sở hạ tầng... Ngành nông nghiệp cũng đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: nông nghiệp ASEAN