15/10/2013 00:01 GMT+7

Nồng độ cồn trong máu càng cao, rủi ro gây tai nạn càng lớn

Nguồn: Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia
Nguồn: Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia

Tin dịch vụ - Theo nghiên cứu, đa số (88%) người lái xe điều khiển phương tiện uống rượu, bia gây tai nạn là nam giới và độ tuổi dưới 40 chiếm 75%.

Uống rượu, bia trong lúc lái xe là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Không có ai lái xe an toàn sau khi uống rượu bia, ngay cả một số người nhìn bề ngoài và hành động của họ cho thấy như là họ không bị ảnh hưởng gì của rượu bia.

- Rượu, bia làm giảm khả năng tập trung, nhận biết và làm chậm phản xạ để đối phó với các tình huống nguy hiểm bất ngờ xảy ra trên đường.

- Người lái xe bị ảnh hưởng bởi rượu, bia cũng thường có khuynh hướng phóng quá tốc độ giới hạn, vượt ẩu hoặc thậm chí không để ý tới các biển báo và đèn tín hiệu giao thông.

- Người lái xe gặp khó khăn trong việc điều khiển xe trên đường, đặc biệt là lúc trời tối và đường không thẳng.

- Tạo cho người lái xe sự tự tin giả tạo, người lái xe có thể sẽ gặp phải nhiều rủi ro lớn hơn bởi vì nghĩ rằng khả năng lái xe của mình tốt hơn thực tế.

- Làm cho người lái xe cảm thấy buồn ngủ hay mệt mỏi.

Luật giao thông đường bộ quy định nồng độ cồn trong máu - BAC (Blood aclohol concentration) hoặc hơi thở của người lái xe ô tô bằng không. Tùy theo mức độ vi phạm về nồng độ cồn mà người lái bị phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, tạm giữ phương tiện theo quy định.

Xấp xỉ 10% lượng cồn trong máu được thải ra ngoài cơ thể bằng hơi thở, nước tiểu và mồ hôi, 90% còn lại được lọc qua gan. Theo nguyên tắc chung, gan của một người bình thường cứ mỗi giờ lọc được một lượng BAC = 0,015. Như vậy, khi nồng độ BAC = 0,05 thì phải mất từ 3 đến 4 giờ nồng độ BAC mới trở về 0.

Nên nhớ rằng sau một đêm uống rượu, bia say bí tỉ, phải mất đến hơn 18 giờ thì nồng độ cồn trong máu mới trở lại về số 0. Không có cách nào có thể giúp bạn đẩy nhanh tiến trình bài tiết rượu hoàn toàn khỏi cơ thể. Uống cà phê, đi tắm hay ăn một bữa thật no đều không hiệu quả. Cách duy nhất giúp bạn tỉnh táo trở lại chỉ là thời gian. Khi nồng độ cồn trong máu của người lái xe (BAC) tăng thì rủi ro gây tai nạn càng lớn.

BAC = 0,05 thì rủi ro tăng lên gấp đôi.

BAC = 0,08 thì rủi ro tăng lên gấp bảy.

BAC = 0,15 thì rủi ro tăng gấp 25 lần.

Ví dụ, BAC = 0,05 tức là nồng độ cồn trong máu đạt 50 miligam/100mililít. Với người có thể trạng, cân nặng trung bình thì tương đương với uống 2 cốc bia hơi (330ml) hoặc một chén rượu mạnh (40ml) (43%).

BaunYgAB.jpg

Nguồn: Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên