![]() |
Khu chợ người Việt ở Washington D.C. |
Đúng lúc đó, đài phát thanh của những người Việt chống đối ở đây phát đi bản tin về việc họ đã cản phá thành công một âm mưu của Việt cộng (ý nói chúng tôi) tới thăm Sài Gòn nhỏ. Đi qua một đường phố Mỹ với tất cả biển quảng cáo đều được thể hiện bằng tiếng Việt, chúng tôi buồn vui lẫn lộn trong lòng. ó thể những người Việt chống đối đã không thể nào nhận ra chúng tôi, vì tất cả đều thật sự giống nhau, đều tóc đen và da vàng.
Vâng, chúng ta giống nhau là vậy... nhưng con đường hòa hợp thật sự còn lắm chông gai.Hiện nay trên thế giới có khoảng 2,5-2,7 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Trong số này, xấp xỉ một nửa khoảng 1,2 - 1,3 triệu người sống ở Mỹ. Theo ông Ngô Hua, chủ tịch Công ty H&N Foods International, một người Việt thành đạt ở Mỹ, thu nhập của tất cả những người Việt sống ở nước ngoài vào khoảng 250 tỉ USD/năm.
Cho dù chưa có đủ cơ sở để kiểm chứng tính chính xác của số liệu này, những người Việt sống ở nước ngoài chắc chắn đang tạo ra một giá trị sản phẩm rất lớn. Điều dễ kiểm chứng hơn là khoảng kiều hối đổ về trong nước qua con đường chính thức mỗi năm đã lên tới 2 - 2,5 tỉ USD.
Cũng như ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, người Việt sống ở nước ngoài chia thành ba loại chính: thành đạt, có cuộc sống trung bình và những người tụt lại ở phía sau. Sự thịnh vượng của các nước sở tại mang đến cho họ khá nhiều phúc lợi, nhưng tuyệt nhiên không phải sự công bằng. Và sự khác biệt xảy ra không chỉ giữa người Việt với nhau mà còn giữa người Việt với những người da trắng sở tại.
Những người thành đạt thì cũng chia thành hai loại:
Một là, những người có điều kiện học hành và tìm được việc làm tử tế. Số này khá nhiều và thường là thế hệ người Việt thứ hai hoặc những người di cư ra nước ngoài khi còn rất nhỏ tuổi.
Hai là, những người nhanh nhẹn, tháo vát trong kinh doanh.
Ví dụ, anh Trần Quang Thể - chủ siêu thị Đồng Hương - là một trong số đó. Sang Mỹ định cư vào những năm 1980, anh Thể đã biết cách khai thác các loại hoa quả mà người Mỹ trồng trong vườn nhà để làm cây cảnh, đặc biệt là cây hồng, để làm giàu.
“Bụt chùa nhà không thiêng”, người Mỹ không có thói quen ăn những thứ nhà trồng được. Vì vậy, sau khi được tặng một thùng bia, họ sẵn sàng cho anh Thể hái quả. Vừa được quà, vừa khỏi phải dọn vườn thì ai mà chẳng thích! Nhờ bán hồng cho những người Triều Tiên, anh Thể dần dần tích lũy được một số vốn kha khá.
Tiếp tục việc kinh doanh hoa quả, anh Thể đã thuê mấy chục hecta đất ở Mexico để trồng mít, bí, bầu... nhập vào Mỹ. Anh phát tài khá nhanh vì giá nhân công ở Mexico rẻ, đất đai lại rất tốt. Hiện nay, anh Thể rất muốn tuyển được những nhân công người Việt sang làm việc cho anh ở Mexico. Anh phàn nàn rằng người bản xứ không khôn khéo bằng người Việt, thậm chí không phân biệt được đâu là quả mít đã chín, đâu là những quả còn xanh.
Những người Việt có cuộc sống trung bình là những người kiếm sống bằng lao động chân tay hoặc bằng những hoạt động kinh doanh nho nhỏ như mở các shop bán hàng, các quán ăn, các quán làm móng tay... Thu nhập của những người này vẫn cao hơn nhiều người trong nước. Tuy nhiên, cuộc sống ở nước ngoài lại đắt đỏ và tốn kém hơn nhiều...
Trong phúc có họa và trong họa có phúc. Đó là cách nhìn nhận sự vật của người phương Đông. Chiến tranh, biến động đã đẩy hàng triệu người Việt di cư ra nước ngoài là họa. Hàng triệu người Việt sống ở nước ngoài đang mở rộng ra mênh mông khoảng không gian tồn tại và sự kết nối với thế giới của dân tộc Việt Nam lại là phúc. Cho đến ngày hôm nay, phúc họa vẫn đang tồn tại bên nhau. Tuy nhiên, có vẻ như cái họa đang lùi dần vào quá khứ, và cái phúc lại đang về ngày một nhiều hơn với dân tộc chúng ta.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận