21/04/2008 08:16 GMT+7

Nói đi thì phải có nói lại!

NGUYỄN ĐỨC THẠC
NGUYỄN ĐỨC THẠC

TT - Bài viết "Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề" của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt (Tuổi Trẻ 12-4) cùng với rất nhiều ý kiến phản hồi về bài viết này đều có thể xem như một sự phản biện xã hội về vấn đề người nghèo.

T2nzrCaq.jpgPhóng to
Anh Đức (quê Thanh Hóa) đã có thâm niên 10 năm làm cửu vạn ở Hà Nội. Sau 10 năm, anh vẫn bán sức lao động với chiếc xe thồ - Ảnh: CÙ ZAP
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Không phải là phản biện xã hội trong các hội nghị, không phải phản biện "kín", bài viết của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt cùng các bài, các ý kiến phản hồi đều được đăng tải công khai, được hàng trăm ngàn người đọc, trao đổi, tranh luận. Tuy nhiên, bài viết của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt và bạn đọc Tuổi Trẻ vẫn chỉ là "nói đi". Thế còn "nói lại" thì sao?

Nếu chỉ nói đi mà không có nói lại thì cái ích lợi có được sẽ là bao, nếu không nói sẽ gây dị ứng, phản cảm theo kiểu "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Vậy ai sẽ là người nói lại? Xin thưa, người nói lại chính là các nhà khoa học với chức năng nghiên cứu, tham mưu cho sự hoạch định chính sách, là các nhà lãnh đạo, điều hành chính sách ở tầm vĩ mô đã tham gia trực tiếp vào quá trình quyết định ban hành chính sách. Các vị này nên và cần phản biện lại sự phản biện về các chính sách do mình đã ban hành. Đúng thì phải kiên quyết bảo vệ, còn có điều gì sai lệch, chưa hoàn thiện hoàn chỉnh thì phải nhận ra cho rõ, nói ra cho "sòng phẳng" để sửa.

Từ nội dung bài viết của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt, từ những gì được phản hồi sau bài viết này, tôi thấy đã có sự đụng chạm đến chính sách, đến cơ chế đang hiện hành. Có thể chính sách thì đúng nhưng giải pháp lại cần gấp mười lần hơn thế? Hay do các cấp thực thi chính sách nhận thức sai lệch chính sách nên làm giảm thiểu hiệu lực của chính sách, làm hỏng việc, gây hậu quả kinh tế - xã hội - chính trị tiêu cực kéo dài và ngày càng nghiêm trọng. Xin trở lại một vụ việc đất đai ở Kiên Giang. Chính sách ở tầm vĩ mô, quan điểm là hoàn toàn đúng đắn, nhưng về đến địa phương thì sai lệch đến 180 độ. Cụ thể, từ chỗ chủ trương cấp đất cho nông dân đang thiếu đất canh tác, người ta chuyển thành cấp đất theo nhu cầu kê khai của cán bộ!

"Nói đi thì phải nói lại". Nói đi thì đã nói nhiều rồi, nhưng chưa thấy ai lên tiếng nói lại. Bài viết tâm huyết của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt rất cần sự nói lại. Xin đừng để vấn đề của người nghèo được khuấy lên rồi lại rơi vào sự im lặng theo tiền lệ "im lặng là vàng".

NGUYỄN ĐỨC THẠC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên