Kỳ 1: Nixon đi thăm Mao Kỳ 2: Nixon đi thăm Mao
Mùa hè 1970, cặp Kissinger-Nixon thay đổi chiến thuật. Họ quyết định tạo đường dây liên lạc riêng nằm ngoài Bộ ngoại giao và bắt đầu những cuộc thương lượng bí mật. Tùy viên quân sự Mỹ tại Paris, tướng Vernol Walters chuyển thông tin cho tòa đại sứ Trung Quốc. Không nhận được trả lời tức khắc, nhưng Nixon và Kissinger lại có thêm một ý tưởng khác: sử dụng trở lại kênh Pakistan. Cách này chậm và phức tạp - không sử dụng điện thoại hay vô tuyến vì sợ bị nghe lén -nhưng lại tỏ ra hiệu quả.
Khi Nixon muốn gởi một thông tin cho Bắc Kinh, ông đánh máy trên một tờ giấy thường, không ký tên, và giao cho Agha Hilaly, đại sứ Pakistan tại Washington để chuyển giao cho tướng Yahya Khan... Ông tướng này lại gọi cho đại sứ Trung Quốc để... đọc cho nghe! Địa chỉ cuối cùng: Mao và Chu Ân Lai. Thư trả lời cũng đến cùng cách đó. Ngày 1-10-1970 Mao lại bí mật gởi một tín hiệu đến Hoa Kỳ: mời ông bạn cũ, nhà báo Mỹ Edgar Snow, tham dự lễ Quốc khánh Trung Quốc. Và nhắn qua ông này:” Tôi sẵn sàng đối thoại với[ Nixon ], nếu ông ta sẵn sàng đến. Không cần biết thương lượng thành công hay thất bại, chúng ta có nói chuyện hay không, ông ta hãy đến như một du khách hoặc như một tổng thống”.
Cùng tháng này, sau khi gặp Nixon, Yahya đi tìm Chu Ân Lai và trực tiếp chuyển đến thông tin mở ngỏ tương tự. Câu trả lời đến vào tháng 12: TQ sẵn sàng nói chuyện rút quân Mỹ ra khỏi Đài Loan. Một câu trả lời khô khan và đáng thất vọng. Nhưng Nixon đã nhìn thấy ở đó một điều khích lệ. Ông ta trả lời:” Cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh không chỉ giới hạn ở vấn đề Đài Loan, mà còn bao gồm nhiều đề mục khác, nhằm cải thiện mối quan hệ và giảm bớt căng thẳng”. Không có câu trả lời suốt nhiều tháng dài...
Kissinger bay đêm...
Ngày 15-3-1971, Hoa Kỳ cho phép công dân nước mình du lịch sang Trung Quốc. Ngày 6-4, chính phủ Trung Quốc làm một động tác chưa từng thấy: mời đội tuyển bóng bàn Mỹ tham gia giải vô địch thế giới tại Nhật Bản. Lời mời đến từ chính Mao. 3 tuần sau, qua trung gian Pakistan, Trung Quốc cho biết sẵn sàng mở cuộc thảo luận, dù rằng rút quân khỏi Đài Loan vẫn là yêu cầu hàng đầu của mình. Nixon ngần ngại: có cần gởi Kissinger đến?
Đại sứ Mỹ tại Pakistan, Joseph Farland được khẩn cấp triệu hồi về California, đến một căn nhà tại Palm Springs. Ông không được quyền nói, cũng không biết tại sao. Khi gặp mặt, Kissinger chỉ nói:” Tôi muốn ông dẫn tôi sang Trung Quốc”. Thoạt tiên Farland tưởng nói đùa, nhưng rõ ràng: Kissinger chưa bao giờ nghiêm chỉnh hơn thế. Hai người lập ra một kế hoạch bí mật, mang một bí danh mỹ miều:” Polo One”.
Ngày 1-7, Kissinger bay một chuyến dài sang châu Á. Chương trình làm việc: vô số những cuộc gặp gỡ, để ru ngủ các nhà báo. Ngày 8-7, ông có mặt ở Rawalpindi, Pakistan. Ông thường xuyên than vãn đau bao tử. Nhưng hiếm người chú ý ông ta vẫn ăn... như trâu! Yahya Khan mời người bệnh dỏm này đến nghỉ ngơi tại dinh tổng thống. Thức dậy lúc 3 giờ 30 sáng, Kissinger đội mũ trùm đầu, mang mắt kính đen và leo lên chiếc xe hơi nhỏ màu xanh do chính ông Bộ trưởng ngoại giao Pakistan lái.
Một chiếc máy bay dân sự của hãng Pakistan International Airlines chờ đợi ông ở cuối phi đạo, động cơ đang nổ sẵn. Bên trong, các quan chức Trung Quốc và Nancy Tang, thông dịch viên của Mao, đón tiếp Kissinger và những người đi theo. Mấy giờ sau, máy bay đáp xuống một phi trường quân sự Bắc Kinh. Kissinger tức tốc được đưa đến Điếu Ngư Đài và nói chuyện rất lâu với Chu An Lai. Trọng tâm cuộc nói chuyện: vấn đề Đài Loan và Việt Nam, nhưng cũng nói đến các nghi thức cho một chuyến đi của Nixon. Không bên nào tỏ ra là kẻ muốn đòi hỏi quá nhiều.
Ngày 13-7, Kissinger quay trở về California. Không ai biết ông ta đã đi Bắc Kinh. Sáng hôm sau, lúc 17 giờ 45', Nixon vén màn bí mật. Nhân dân Mỹ kinh ngạc khi nghe Nixon nói mình sắp sang Trung Quốc:” Một chuyến đi vì hòa bình, hòa bình không chỉ cho thế hệ chúng ta mà còn cho các thế hệ tương lai trên trái đất này nữa mà chúng ta đang cùng chia sẻ”.
Tháng 10, Kissinger quay trở lại Bắc Kinh, lần này chính thức, để vạch chi tiết cho chuyến viếng thăm của tổng thống Mỹ. Chi tiết ra sao? Ông sẽ đi trên một chiếc Limousine bọc thép của Mỹ hay một chiếc xe của Trung Quốc?
Cho đến cuối cùng, vấn đề Đài Loan vẫn là cản trở chính dù rằng, từ ngày 26-20, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã được công nhận là đại biểu hợp pháp của TQ tại LHQ.
Tháng giêng 1972, phụ tá của Kissinger, tướng Alexandre Haig, đến TQ lần nữa cho những chuẩn bị cuối cùng. Ông gặp một vài trục trặc có lẽ do các phần tử quá khích, chống lại chính sách mở cửa của Mao gây ra. Nhưng Người cầm lái vĩ đại, mặc dù đang mắc bệnh, vẫn không bỏ cuộc. Sự cô lập của đất nước làm cho ông lo lắng. 4 cựu chiến binh của cuộc Cách mạng, được ông giao nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề “một cách hoàn toàn độc lập” đã đề nghị sử dụng lá bài Mỹ đối phó với Moscow, dù rằng Hoa Kỳ vẫn còn là một tên đế quốc nguy hiểm. Như vậy cuộc hội ngộ sẽ diễn ra.
“Tôi chỉ nói về các vấn đề triết học”
Đèn flash chớp liên hồi. Nixon và Mao ngồi, Chu và Kissinger bên cạnh. Mao nói một cách khó khăn, bằng giọng Hồ Nam không sao mất đi được. Cuộc nói chuyện kéo dài một giờ. Ông nói:” Tôi đã bầu cho ông trong cuộc bầu cử của các ông. Tôi thích người cánh hữu”. Khi Nixon muốn lái đề tài sang các vấn đề chính trị, như mối quan hệ Trung-Xô, vị khách của ông đã tránh né ngay:” Chuyện này không nên nói ở đây. Phải nói với Thủ tướng. Tôi chỉ muốn bàn về triết học thôi. Đài Loan? Việt Nam? Triều Tiên? “Tôi không muốn chen vào những chuyện rắc rối đó”.
Trước khi từ biệt, Nixon chân thành cam kết:” Ngài sẽ thấy tôi không nói cái gì mà tôi không thể làm được”. Ngay sau khi chia tay, cả hai đều nói cảm tưởng của mình với những người đi theo. Mao thấy Nixon thẳng thắng hơn tất cả những người cánh tả, vốn chẳng bao giờ nói thật ra điều mình suy nghĩ. Nixon rất ấn tượng về nét uy phong của Mao, nhắc ông ta nhớ đến De Gaulle.
Sau cuộc gặp từng mong đợi từ quá lâu, giờ đến lúc tranh luận và mặc cả. Kéo dài suốt cả một tuần. Tối 22-02, đại tiệc chiêu đãi phía Mỹ được tổ chức tại Đại sảnh đường nhân dân. Chỗ ngồi được chỉ định bằng những tấm thẻ ngà có khắc tên từng người, và đũa cũng được khắc tên. Một giàn nhạc chơi các bài ca Cách mạng và những tác phẩm cổ điển của Mỹ. Các món ăn được dọn lên: vịt, tôm, gà, vi cá mập, cá chép, dứa...Chỉ vào gói thuốc lá có in hình hai con gấu trúc, Chu ân Lai nói với bà Pat Nixon:” Chúng tôi sẽ tặng cho các vị hai con gấu trúc”. Đệ nhất phu nhân Hoa kỳ không dằn được tiếng kêu vui sướng. Đổi lại Hoa kỳ tặng hai con bò mộng và hai cây cù tùng California, mà việc chuyên chở cực kỳ không đơn giản....
Trước khi đến TQ, đoàn tùy tùng của Nixon đã nhận được một cảnh báo: chớ có uống quá nhiều rượu Mao đài, vì nồng độ lên đến trên 50o. Nhưng không thể nào tránh né được. Giữa bữa tiệc, Chu nâng cốc chúc mừng cuộc hội ngộ đầu tiên, không cần biết những khác biệt giữa hai nước. Nixon đáp trả bằng cách đưa ly rượu về phía Mao, vốn chẳng bao giờ rời ghế trong các dịp tương tự, để chúc mừng tình hữu nghị Trung-Mỹ. Ong ta còn đọc lên mấy câu thơ của Người cầm lái vĩ đại. Giàn nhạc chơi bài Nước Mỹ đẹp xinh do Chu chọn. bài hát đã được cử trong lễ nhậm chức của Nixon.
“Một tuần làm thay đổi thế giới“
Sáng hôm sau, tổng thống Mỹ tỉnh giấc ở Điếu ngư đài. Ông vẫn còn rất vui sướng: những món ăn của buổi tiệc hôm trứơc rất tuyệt diệu và nhất là ai ai cũng trầm trồ khen ngợi... tài cầm đũa của mình! Suốt một tuần, Nixon và Kissinger gặp Chu ân Lai nhiều lần, để bàn về các vấn đề chiến lược, trong lúc Bộ trưởng ngọai giao Rogers cùng đối tác phía TQ bàn những chuyện kém quan trọng hơn vào lúc đó là thương mại và trao đổi.
Trước cuộc họp, Nixon ghi trong sổ tay các ý tưởng chính:
“Cái mà họ muốn: 1/ Củng cố niềm tin quốc tế của mình; 2/ Đài Loan; 3/ Đuổi Mỹ khỏi châu Á.
Cái mà chúng ta muốn: 1/ Đông dương (?); 2/ Truyền thông - Hạn chế ảnh hưởng của TQ tại châu Á; 3/ Tương lai: giảm đối đầu với siêu cường TQ.
Cái mà cả hai cùng muốn:1/ Giảm nguy cơ đối đầu và xung đột; 2/ Một châu Á ổn định hơn; 3/ Hạn chế thế lực Liên Xô.
Trong cuộc họp dài vào ngày thứ tư, 23-02, Kissinger tặng cho TQ một món quà bất ngờ: một số thông tin mật về khả năng quân sự của LX! Tình hình các bệ phóng, tầm xa, tốc độ, công suất... gần như toàn bộ đều rơi vào tay giới quân sự TQ. Kissinger nhấn mạnh rằng nếu các vũ khì này đang chĩ a về hướng Hoa Kỳ thì cũng không có gì ngăn cản chúng nhắm về phía TQ... Chưa hết: Kissinger báo cho TQ diễn tiến các thương lượng Xô-Mỹ và nhất là một hiệp ước có thể được ký kết về vũ khí chiến lược (SALT).
Cùng ngày, Nixon gặp riêng Chu Ân Lai lần thứ nhì và ghi trong nhật ký: “Đài Loan-Việt Nam = thỏa hiệp. 1/ Nước các ông đang chờ một động tác về Đài Loan. 2/ Nước chúng tôi đang chờ một động tác về Việt Nam. Không vấn đề nào có thể hành động tức khắc, nhưng cả hai đều không thể tránh né được. Đừng làm cuộc sống của chúng ta phức tạp thêm”.
Tuy nhiên, TQ không thể, cũng không muốn can thiệp với đồng minh Việt nam của mình - đó là môt dân tộc tự do - Và nếu người Mỹ có thể rút khỏi Đài Loan dần dần thì họ lại không thể phản bội Hiệp ướp phòng thủ ký kết với đảo quốc này.
Hôm trước, Nixon và phu nhân đã tham gia một vở nhạc kịch Cách mạng do người vợ thứ 4 và cuối cùng của Mao là bà Giang Thanh sáng tác. Bà nổi tiếng là người nhiều mánh khóe trong giới chóp bu Trung Quốc. Thứ tư, họ đi xem biểu diễn bóng bàn và thể thao. Sáng thứ năm, dù ghét du lịch, Nixon không thể từ chối đi thăm Vạn Lý trường thành. Cảm tưởng của ông:” Người ta chỉ có thể kết luận rằng bức tường này đã được một dân tộc vĩ đại xây dựng”. Ngày thứ sáu, đi thăm lăng mộ các hòang đế nhà Minh và Tử cấm thành. Mất gần một tiếng rưỡi đồng hồ. Mệt mỏi, buổi tiệc vào chiều tối hôm ấy do người Mỹ tổ chức đã thiếu hào hứng.
Thứ bảy, 26, phái đoàn Mỹ rời Bắc Knh đi Hàng Châu, một trong những thành phố đẹp nhất nước, bằng máy bay TQ. Thông cáo chung phải được công bố sau một chuyến đi của tổng thống vẫn chưa hoàn tất. Trong lúc các cuộc thảo luận vẫn tiếp tục về vấn đề Đài Loan, Nixon được ăn cá chép hồ của Hàng Châu. Ong kêu lên:” Tôi chưa bao giờ nhìn thấy những con cá đỏ to đến như thế! “Sáng 27, chỉ trước khi quay lại Thượng Hải ông mới chấp thuận những chi tiết cuối cùng cho bản thông cáo chung. Mao cũng thế.
Tối hôm đó, có lẽ trong hơi men của rượu Mao đài, Nixon tuyên bố: “Tuần lễ này đã làm thay đổi thế giới!”. Sáng thứ hai, sau lần gặp cuối cùng với Chu Ân Lai, ông leo lên chiếc Air Force One. Nhắm hướng Washington, nơi công chúng đang nhiệt liệt chào đón ông.
Một bước tiến nhảy vọt?
Tuần lễ này có thực sự làm hay đổi thế giới? Có và không. Thông cáo chung mà hai bên đã mất bao công sức để soạn thảo là một văn kiện nước đôi, mơ hồ và sáo rỗng với một thứ ngôn ngữ ngọai giao che đậy các định kiến đối kháng nhau. Các lập trường được trình bày riêng rẽ, một dấu hiệu cho thấy họ đã không thể hòa hợp với nhau được. Chẵng hạn:” Hoa kỳ ủng hộ tự do cá nhân và tiến bộ xã hội cho mọi dân tộc trên thế giới, được giải phóng khỏi mọi can thiệp hay áp bức từ bên ngòai” trong khi TQ lại khẳng định:” Các quốc gia muốn có độc lập, các dân tộc muốn có tự do, nhân dân muốn có Cách mạng. Đó là xu thế không thể đảo ngược của Lịch sử”.
Tuy nhiên, các kẻ thù ngày hôm qua lại đồng tình muốn bình thường hóa quan hệ để “giảm nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới”, lại muốn chống lại mọi mưu toan bá quyền trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Hai vấn đề cốt lõi: Đài loan và Việt Nam, vẫn còn bỏ lửng! TQ vẫn tiếp tục ủng hộ nhân dân VN, còn Hoa kỳ sẽ cam kết rút dần dần khỏi Đài Loan mà không đề vập gì đến Hiệp ước phòng thủ ký kết với Tưởng Giới Thạch.
Nhưng, nói cho cùng liệu người ta có thể chờ đợi gì từ một tuần lễ thương thảo sau bao năm tháng im lặng ngay giữa thời kỳ chiến tranh lạnh? Chỉ mỗi việc Mao và Nixon chịu ngồi lại nói chuyện với nhau cũng đã đủ đảo lộn thế cân bằng địa- chiến lược thế giới. Trước sự xích lại gần nhau này, LX đột nhiên tỏ ra sẵn sàng hơn trong thương thuyết. Ngay khi về đến nhà, Kissinger đã gọi cho đại sứ LX Anatoly Dobrynin để trấn an ông ta rằng: Hoa kỳ vẫn luôn muốn cải thiện quan hệ với LX, và rằng chuyến đi TQ của Nixon không “nhắm vào nước thứ ba”. Trong vùng Thái Bình Dương, bị sốc nhất là các đồng minh của Hoa Kỳ: Nhật Bản và nhất là Đài Loan, cảm thấy bị bỏ rơi.
Cuối tháng 3-1972, Bắc Việt tấn công miền Nam. Nhưng khi Hoa kỳ ném bom Hải Phòng rồi Hà Nộiă, TQ chỉ phản đối chioếu lệ mà không hành động gì! Tháng 5-1972, Nixon đến Moscow để ký hiệp ước SALT 1. Tháng 1-1973, chiến tranh Việt Nam kết thúc trên lý thuyết... Tháng 9, Henry Kissinger được bổ nhiệm làm Bộ trưởng ngọai giao Hoa Kỳ. Kissinger và ông Lê Đức Thọ được trao giải Nobel hòa bình, nhưng ông này đã từ chối. Năm 1975, Bắc Việt tổng tấn công và thống nhất hai miền.
Năm 1974, vũ bê bối Watergate buộc Nixon phải từ chức, chẳng có gì thực sự thay đổi, nhưng thế giới lưỡng cực không còn nữa. Sau này, vào năm 1993, nhân chuyến thăm TQ cuối cùng, Nixon đã nói: “Tên của tôi gắn liền trong Lịch sử vào hai sự kiện: Watergate và mở cửa TQ. Tôi không muốn tỏ ra bi quan, nhưng Watergate, một vụ ngu xuẩn, rồi đây sẽ được so sánh với việc tôi đã làm ở đó”.
Năm 1994, Nixon qua đời, thọ 81 tuổi, sau khi bị đứt mạch máu não. Mao qua đời năm 1976 vì chứng bệnh Charcot. Chu ân Lai trước đó mấy tháng, cũng đã ra đi vì ung thư bàng quang. Henry Kissinger nay đã 84 tuổi. LX không còn nữa. TQ đang trên đường trở thành siêu cường... và vẫn không từ bỏ Đài Loan.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận