05/11/2019 09:56 GMT+7

Những ưu tiên của Việt Nam

GS CARL THAYER
GS CARL THAYER

TTO - Là người nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam, Biển Đông, Trung Quốc và an ninh khu vực, GS Carl Thayer điểm ra những vấn đề và cách Việt Nam có thể phát huy giá trị của ASEAN.

Những ưu tiên của Việt Nam - Ảnh 1.

Các thủ tướng Prayuth Chan-o-cha của Thái Lan, Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam và Sultan Hassanal Bolkiah của Brunei trong một ảnh chụp lãnh đạo ở Bangkok. Ba nước nối tiếp nhau làm chủ tịch luân phiên của ASEAN - Ảnh: Reuters

Ở cương vị chủ tịch ASEAN vào năm 2020, Việt Nam sẽ cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ với quốc gia tiền nhiệm Thái Lan để đảm bảo các sáng kiến hiện nay của ASEAN tiếp tục được ưu tiên khi Việt Nam nhậm chức. Chẳng hạn, Việt Nam sẽ có trách nhiệm đánh giá giữa chặng đối với ba thiết chế cộng đồng (chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội).

Việt Nam cũng sẽ có trách nhiệm đối với năm lĩnh vực ưu tiên hiện nay: thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc về COC; tăng cường hiệu quả Ban thư ký ASEAN và rà soát các cơ quan ASEAN khác; hoàn thành kế hoạch hành động cho Sáng kiến hội nhập ASEAN giai đoạn 2016-2020 và lập kế hoạch hành động cho giai đoạn 2021-2025; thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025; thúc đẩy Chương trình nghị sự phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc 2030 cùng với Tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025.

Một vấn đề đặc biệt mà Việt Nam có thể đưa ra là thông qua ý tưởng về bỏ phiếu đa số tuyệt đối trong việc ra quyết định của ASEAN. Nguyên tắc đồng thuận của ASEAN về việc ra quyết định thường dẫn đến việc không hành động, gây bất lợi cho các quốc gia có lợi ích bị ảnh hưởng trực tiếp. 

ASEAN đã áp dụng mô hình N - x trong lĩnh vực kinh tế, trong đó N là đại diện cho phần lớn số quốc gia đồng ý về đề xuất và x là đại diện cho thiểu số chưa quyết định. Theo mô hình này, các quốc gia đồng ý có thể tiến hành hành động, và các quốc gia thiểu số có thể tham gia hành động sau. Mô hình đa số tuyệt đối có thể được áp dụng ở tất cả các cấp ra quyết định của ASEAN, ngoại trừ ở cấp Hội nghị cấp cao ASEAN, khi việc ra quyết định đồng thuận sẽ được áp dụng.

Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với Brunei, chủ tịch ASEAN năm 2021, để đảm bảo sự liên tục trong thực thi chính sách. Ngoài ra, với tư cách là chủ tịch ASEAN, Việt Nam cần ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển quan hệ với các đối tác đối thoại để họ củng cố các mục tiêu của ASEAN. 

Điều đặc biệt quan trọng là xác định vai trò của các thành viên ASEAN và các đối tác trên trong việc đảm bảo Đông Nam Á, bao gồm Biển Đông, duy trì được hòa bình và ổn định.

Việt Nam nhận vai trò chủ tịch ASEAN 2020 Việt Nam nhận vai trò chủ tịch ASEAN 2020

TTO – Tối 4-11, tại Bangkok, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận chiếc búa chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ nước chủ nhà Thái Lan.

GS CARL THAYER
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên