![]() |
Nguyễn Ngọc Thuần - Ảnh: Thanh Đạm |
Giá trị lớn nhất là sản phẩm
Tuổi thơ tôi “nghiện” sách và quên ăn vì những cuốn truyện. Nếu yêu thích điều gì tôi muốn theo nó mãi, cần mẫn, chậm chạp nhưng không kém phần kiên nhẫn. Thích hội họa thế là tôi theo học những tám năm. Rồi tạm xếp lại để tham gia các cuộc thi sáng tác văn học, viết và viết hùng hục. Tôi ít suy tư về mình, cứ làm việc và làm việc mãi.
Với tôi, giá trị lớn nhất là kết quả cụ thể, là sản phẩm cuối cùng, không mơ hồ chung chung. Hội họa mang đến cho tôi cái nhìn đầy màu sắc thì văn chương cho tôi sự rung cảm về con người, những góc cạnh đa dạng khác. Có điều tưởng rất đơn điệu, ngô nghê như là tôi vẽ mãi một chi tiết hội họa, đọc mãi một quyển sách, đi mãi một con đường... nhưng tất cả đều luôn cho tôi những cái nhìn khác nhau, giúp tôi tự tin và quyết tâm hơn.
Cuộc sống của tôi sẽ thật buồn nếu tôi không làm những điều mà mình yêu thích, buồn hơn nữa nếu không được chia sẻ cùng mọi người dù dưới hình thức nào. Và vì thế tôi muốn chia sẻ với bạn bè trong từng tác phẩm của mình cả một thái độ sống: biết lắng nghe và biết yêu thương.
NGUYỄN NGỌC THUẦN - họa sĩ trình bày Báo Tuổi Trẻ TP.HCM. Giải ba “Văn học tuổi 20” năm 2000 (NXB Trẻ - Báo Tuổi Trẻ), giải A cuộc thi viết văn “Vì tương lai đất nước” năm 2002 (Hội Nhà văn TP.HCM, NXB Trẻ và Báo Tuổi Trẻ tổ chức), giải nhất cuộc thi “Văn học thiếu nhi” năm 2003 (NXB Kim Đồng). Có bốn đầu sách được xuất bản và nhiều truyện ngắn được bạn trẻ yêu thích. |
![]() |
Lâm Xuân Nhật - Ảnh: Kim Anh |
Tôi học bằng cách nghe các thầy giới thiệu tổng quan về môn học, tự tìm tài liệu liên quan đến lĩnh vực mình muốn biết, chủ động “nhờ vả” giảng viên để học thêm. Tôi còn học ở các anh chị sinh viên đi trước, học ở các anh chị đang du học nước ngoài và học ở các giảng viên trẻ trong trường...
Riêng về ngoại ngữ, nhiều bạn đã gửi mail hỏi tôi học ở trung tâm nào, thật ra tôi chỉ mua sách về tự học mà thôi.
Sau giải thưởng huy chương vàng Agames 2003, tôi bắt đầu thấy “khó học” rồi đấy! Học sao để không chỉ “trụ hạng” mà còn phải “lên hạng” nữa. Lần đầu tiên VN tham dự cuộc thi này, do vậy thời gian tới tôi sẽ đóng góp vào công việc tổ chức cuộc thi cấp quốc gia và hơn thế là cuộc thi Agames tổ chức tại VN vào năm 2005.
Tôi sẽ làm hết sức chứ không đặt ra điểm dừng. Nhiệm vụ trước mắt tôi là phải học và khi xã hội cần là mình góp sức...
LÂM XUÂN NHẬT - SV năm 2 lớp cử nhân tài năng khoa công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, huy chương đồng Olympic tin học quốc tế tổ chức tại Hàn Quốc (lớp 12), giải nhì Olympic sinh viên khối chuyên tin, giải nhất môn đua tốc độ cuộc thi Agames 2003 tại Ấn Độ, từng là thông dịch viên hai lần cho đoàn vận động viên khuyết tật đi thi đấu tại Philippines và Hong Kong. |
![]() |
Nguyễn Hữu Thắng - Ảnh: Sĩ Huyên |
Năm 1998, khi còn học ở Trường Năng khiếu nghiệp vụ, được chọn vào đội tuyển Olympic VN, tôi bỗng đau dữ dội vùng cột sống; đi khám, bác sĩ phát hiện bệnh gai cột sống - một thông tin đủ làm nản lòng bất kỳ một VĐV nào.
Nằm viện mấy tháng để chạy chữa, có lúc tôi chán nản, bi quan khi nghĩ mình có lẽ phải chia tay với trái bóng. Nhưng đã đam mê thì phải có nghị lực, là điều cuối cùng tôi nghĩ được. Nhiều lúc ra sân (mãi cho đến hôm nay), thấy tôi chạy, tranh cướp bóng trên sân, ít ai biết rằng có lúc tôi đã phải nghiến răng để vượt qua cơn đau cột sống đang hành hạ.
Thế nhưng nỗi đau đó làm sao có thể so sánh được với nỗi đau chỉ cùng đồng đội đoạt huy chương bạc bóng đá SEA Games 22 vừa qua - ngay trên sân nhà, giữa sự cổ vũ và tình cảm trông đợi vô cùng của đồng bào mình.
Như đồng đội, sau trận đấu tôi như đổ gục, chỉ muốn gục xuống với nỗi đau. Nhưng, có lẽ cũng như đồng đội, tôi tự nhủ: đau đớn quá nhưng phải đứng lên - ước mơ vẫn còn phía trước.
NGUYỄN HỮU THẮNG - đội tuyển bóng đá Olympic 1998, U-23 VN 2003 - HCB bóng đá nam SEA Games 22. Vô địch LG Cup (2003 - đội tuyển U23). HCĐ JVC Cup (2003 - đội tuyển U-23). Hiện là tiền vệ đội bóng đá Bình Dương. |
Sẽ đeo đuổi nghiệp cải lương đến cùng
![]() |
Lê Thị Hồng Thắm - Ảnh: Tố Oanh |
Trong khi các ngành khác sĩ số lớp học tính bằng số trăm, thì lớp cải lương của tôi năm đầu vỏn vẹn có tám sinh viên, đến năm nay thì “rụng” chỉ còn lại hai.
Lý do ư? Sợ ra trường không có đất diễn! Ai cũng khuyên nên chọn thêm một nghề tay trái để an tâm về mặt kinh tế, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Tôi muốn được dốc hết sức mình để làm thế hệ trẻ nối nghiệp cải lương. Tôi học vì niềm đam mê và không bao giờ bỏ cuộc.
LÊ THỊ HỒNG THẮM - SV năm 3 Trường Cao đẳng Sân khấu điện ảnh TP.HCM, huy chương vàng giải triển vọng Trần Hữu Trang 2003, giải nhì “Tài năng trẻ toàn quốc”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận