TT - Sáng 24-2 (rằm tháng giêng), hàng ngàn người trên sân Quốc Tử Giám, Hà Nội đã chia sẻ chung niềm xúc động, tự hào khi nghe từng lời hào sảng trong bài thơ tứ tuyệt Nam quốc sơn hà vang lên trong Ngày thơ VN.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Phóng to |
Lễ rước thơ và đọc thơ Nam quốc sơn hà - Ảnh: An Sa |
Ðề tài chủ quyền, mẹ VN, gìn giữ non sông gấm vóc và tinh thần ngoan cường hào kiệt là những ý tưởng chính xuyên suốt ngày thơ tại hai sân thơ Ðất nước mùa xuân (sân thơ chính) và Tuổi trẻ và Tổ quốc (sân thơ trẻ).
Năm nay, nhiều tiết mục, sự kiện thu hút người yêu thơ như lễ rước thơ, đọc thơ cầu an, trình diễn thơ của sinh viên các trường đại học... Triển lãm 70 năm Văn hóa cứu quốc ở khu giếng Thiên Quang cũng hấp dẫn hơn hẳn khi trưng bày thêm các tác phẩm nổi tiếng của các thi hào, văn nhân VN như Nguyễn Ðình Thi, Xuân Diệu, Ngô Tất Tố, Hoài Thanh, Nam Cao...
Sân Thái Miếu rộng rãi bỗng chật như nêm bởi hàng nghìn người chen nhau xem lễ rước thơ vào 9g sáng. Nghệ sĩ của Nhà hát Chèo VN trong vai danh tướng Lý Thường Kiệt đã cất giọng sang sảng đọc to bài thơ Nam quốc sơn hà. Bài thơ như một bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt, từng được viết để cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân Ðại Việt chống lại quân Tống lần thứ 2: Sông núi nước Nam, vua Nam ở/Rành rành định phận tại sách trời/Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?/Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Một dấu ấn khác của Ngày thơ năm nay là phần đọc thơ cầu an của đại đức Thích Trường Xuân, trụ trì chùa Long Ðẩu. Bài thơ Những tiếng chuông hồng do chính nhà sư viết và đọc trước lễ khai mạc là lời chúc phúc gửi tới phật tử bốn phương, cầu an cho người dân trước những thử thách mới. Hình tượng Tổ quốc và biển trời cũng hòa chung trong lòng người an vui:
Ðảo xa trên biển biếcSóng trào dâng tìm bờOai hùng tiếng trống trậnVọng về từ ngàn xưaCửa chùa xuân rộng mởÐón hồn thiêng biển trờiChín mươi triệu ánh mắtCùng nở hoa một lờiChín mươi triệu lồng ngựcChín mươi triệu chuông hồngÐồng thanh cùng biển hátVĩnh hằng cho non sông.
Cũng với mong ước "vĩnh hằng cho non sông", Ngày thơ VN lần thứ 11 khắc sâu tinh thần yêu nước và dấu ấn dân tộc từ ngàn xưa trong mỗi tác phẩm được tuyển chọn trình bày, như Ði thuyền trên sông Ðáy của Bác Hồ, Ðất nước của Nguyễn Khoa Ðiềm (Ðất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn/Ðất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc/Tóc mẹ thì bới sau đầu/Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn...),Ðất nước bên bờ sóng của Thái Văn Hóa (Khi còn trong nôi, nghe mẹ ru, cha đánh giặc cuối trời...)...
Và những nhà thơ trẻ cũng có hình dung đất nước của riêng mình, như nhà thơ Thụy Anh nhỏ nhẹ đọc: "Tôi muốn viết một bài thơ về Tổ quốc tôi/Không dám viết đến cùng những điều thành thật/Chỉ nói rằng yêu...".
Ngày thơ năm nay, người trẻ cũng được chú ý hơn. Không chỉ được dành đến hai đêm 13 và 14 tháng giêng (22, 23-2) để trình diễn thơ và thi thơ trong các tiểu mục, những sinh viên đến từ Nhạc viện, ÐH Văn hóa, ÐH Bách khoa, Học viện Cảnh sát đã trở thành những người chủ sân khấu trong việc xử lý, làm mới và thay đổi hình thức biểu diễn cho các bài thơ kinh điển. Tuy nhiên, sự sâu sắc hay đột phá chưa thấy mà chủ yếu là tạp kỹ và các tiết mục múa phụ họa đi kèm. Tại sân thơ trẻ, phần trình diễn tổ khúc thơ Tổ quốc của nhóm chín nhà thơ trẻ là ấn tượng hơn cả. Dưới bàn tay chỉ đạo của đạo diễn Phan Huyền Thư, phần trình bày của cả nhóm có sức liên kết khá chặt chẽ và kể được câu chuyện về Tổ quốc kiên cường đã oằn mình qua chiến tranh gian khổ, đau thương.
Và khắp nơi, những bài thơ về Tổ quốc cứ vang lên, như những tiếng chuông hồng...
Xen kẽ nhiều phong cách thơ Ngày thơ tại TP.HCM bắt đầu từ ngày 14 tháng giêng (23-2) tại Cung văn hóa Lao động với sự tham gia của 12 đơn vị, câu lạc bộ. Nổi bật có lều thơ của thành viên trang web lucbat.vn thiết kế gian hàng "lục bát quán" bày hàng trầu cau và bánh ngọt đầu năm nhanh chóng trở thành điểm gặp gỡ của khách hội. Chương trình chính của Ngày thơ VN lần thứ 11 khai mạc vào 19g30 đêm Nguyên tiêu (24-2). Sau tiếng trống khai hội và bài hát Thành phố tình yêu và nỗi nhớ phổ thơ Nguyễn Nhật Ánh, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu diễn đọc bài thơ Viết ở Cao Bằng với nội dung khắc khoải trước biên cương của Tổ quốc. "Tôi có cảm giác đất nước ta mỗi lần có sự biến gì đó thì những bài thơ về đất nước lại hay lên" - nhà thơ Phạm Sỹ Sáu tâm sự như thế tại buổi giao lưu. Tiếp theo, các tiết mục thơ - nhạc xen kẽ nhau, làm nên phong vị một đêm thơ nhạc sinh động và nhiều hương sắc với các phong cách trẻ trung, phá cách đan trộn cùng kiểu thức truyền thống. LAM ĐIỀN |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận