23/10/2014 00:10 GMT+7

​Những thông tin cần biết về bệnh dại

Nguồn: Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế
Nguồn: Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế

Cần biết - Trước tình hình bệnh dại vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành miền Bắc, Bộ Y tế cung cấp những thông tin về bệnh dại giúp người dân hiểu rõ, biết cách phòng tránh, xử lý khi bị động vật cắn.

96% các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông Nam Á là do chó cắn, tuy nhiên cũng có một số báo cáo về bệnh dại ở người là do vết cắn của mèo, cầy, chó rừng, cáo, chó sói và các loại động vật ăn thịt khác.

Xử lý vết cắn khi bị động vật cắn như thế nào?

Nếu một người bị động vật cắn thì cần thực hiện như sau: - Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. - Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod, nếu có. - Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.

Chó dại có biểu hiện như thế nào?

Các biểu hiện đặc thù ở chó dại là những sự thay đổi trong hành vi thông thường của nó, chẳng hạn như: - Cắn khi không bị trêu chọc - Ăn những thứ khác thường như gậy, móng tay … - Chạy mà không có lý do rõ ràng - Thay đổi trong âm thanh, ví dụ sủa khàn và gầm gừ hoặc sủa không ra tiếng - Tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép – nhưng không sợ nước (chứng sợ nước). - Thay đổi thói quen thường ngày hoặc chết

aeCDocJS.jpg

Những dấu hiệu và triệu chứng của người bị bệnh dại là gì?

Người mắc bệnh dại có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây: - Đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% các trường hợp) - Sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2-4 ngày. - Sợ nước (chứng sợ nước) - Không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí - Sợ hãi khi thấy cái chết sắp xảy ra - Tức giận, bứt rứt và trầm cảm - Tăng động - Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng. - Thời gian bị bệnh thường là 2-3 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 5-6 ngày hoặc dài hơn khi được chăm sóc tích cực.

Có biện pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh nhân dại hay không?

- Không có phương pháp điều trị đặc biệt nào một khi đã phát bệnh. Hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn.

- Người chăm sóc bệnh nhân cần sử dụng thiết bị phòng hộ cá nhân để tránh xa vết cắn hoặc nước bọt nhiễm bệnh từ màng nhầy và vết thương.

- Giữ bệnh nhân trong một căn phòng yên tĩnh với ánh sáng dịu và tránh các tác nhân kích thích (ví dụ như tiếng ồn lớn, không khí lạnh) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ co thắt và co giật.

- Uống thuốc an thần diazepam 10 mg 4-6 giờ một lần, bổ sung thêm chlorpromazine 50-100 mg, hoặc tiêm morphine vào tĩnh mạch nếu cần thiết sẽ giúp kiểm soát được các cơn co thắt cơ và hiện tượng dễ bị kích thích.

- Cần phải truyền dịch tĩnh mạch vì bệnh nhân thường không ăn được qua đường miệng.

Trong những điều kiện nào chúng ta phải tiêm vaccine chống bệnh dại sau khi bị cắn?

Tiêm vaccine dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu bạn bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn.

Cần áp dụng PEP trong các điều kiện sau đây: 

  • Nếu vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu.
  • Nếu màng nhầy ở vùng da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại.
  • Nếu con vật đã cắn người

1. Bị chết 2. Biến mất trong thời gian theo dõi 3. Có biểu hiện hành vi không bình thường, thất thường 4. Nếu kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính.

Có thể làm gì để phòng chống bệnh dại?

Cần có trách nhiệm tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của các bác sĩ hoặc cán bộ thú y. - Giữ giấy chứng nhận tiêm phòng chó và xuất trình trong thời gian tiêm phòng hàng năm. - Không bán hoặc tiêu thụ sữa hoặc thịt từ bò hoặc trâu bị dại hoặc nghi ngờ dại.

Lịch tiêm phòng bệnh dại cho chó nuôi như thế nào?

Khuyến cáo nên tiêm phòng cho chó vào các thời điểm 3 tháng tuổi, 9 tháng tuổi sau đó nhắc lại hằng năm. Phải thường xuyên tẩy giun sán cho chó con và chó trưởng thành trước khi tiêm phòng.

Nếu mang chó con bị bỏ rơi về nhà nuôi, quy trình tiêm phòng cũng giống như ở trên (tại thời điểm 3 tháng tuổi, 9 tháng và nhắc lại hàng năm). Cách khác, lần tiêm phòng đầu tiên có thể tiến hành sớm hơn, vào thời điểm 2 tháng tuổi. Cần áp dụng các biện pháp dự phòng trong 3 tháng tuổi đầu.

Nếu mang chó trưởng thành bị bỏ rơi về nhà nuôi, lần tiêm chủng đầu tiên phải được tiến hành càng sớm càng tốt với sự tư vấn của bác sĩ thú y địa phương.

Nguồn: Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên