Mới đây nhiều cơ quan thông tin đại chúng đưa tin về hai em bé ở Đồng Nai bị ngạt nước, được người dân sơ cứu bằng cách đốt lu lên để hơ ấm. Hậu quả là trẻ ngoài tổn thương do ngạt nước còn bị phỏng rất nặng. Bác sĩ Đinh Tấn Phương - phó khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - cho biết:
Mất thời gian quý báu
Phim ảnh cũng sai Không chỉ người dân mà trên phim ảnh cũng thường có những cách sơ cứu sai khi bị rắn cắn, đó là dùng miệng để hút nọc độc ra. Vết rắn cắn rất nhỏ nên dùng miệng hút chỉ ra được máu bầm hoặc một chút nọc độc, chưa kể khi dùng một áp lực âm lớn để hút thì các mạch máu xung quanh chỗ rắn cắn sẽ bị vỡ, nọc độc càng dễ dàng xâm nhập vào máu nhiều hơn. |
Bệnh viện Nhi Đồng 1 và các bệnh viện tỉnh từng tiếp nhận trẻ bị ngạt nước nhưng nhập viện trong tình trạng phỏng nặng, bị gãy tay chân, thậm chí chấn thương sọ não chỉ vì sơ cứu sai. Khi trẻ bị tai nạn thì cách sơ cứu đúng của người bên cạnh trẻ lúc đó rất quan trọng, có thể cứu được tính mạng trẻ, ngược lại nếu sơ cứu sai có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị, thậm chí trẻ được cứu sống nhưng để lại di chứng, hoặc nặng hơn là tử vong.
Trong số những tai nạn ở trẻ được đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 cấp cứu, cách sơ cứu sai gặp nhiều nhất ở trẻ bị ngạt nước. Khi thấy trẻ bị ngưng tim ngưng thở, nhiều người lại chổng ngược trẻ lên để xốc nước do nghĩ trẻ bị ngạt nước, nước sẽ chảy vào trong bụng nên phải xốc cho nước từ trong bụng ra. Nhiều người lại để trẻ bị ngạt nước sau lưng hay sau vai, hai tay nắm chân trẻ dốc ngược đầu xuống đất chạy vòng vòng cũng để xốc nước ra. Những cách làm này không giải quyết được vấn đề ngưng tim ngưng thở mà còn gây ra những tai nạn như khi nắm tay trẻ không chắc, làm trẻ bị té xuống gãy chân tay, bị chấn thương sọ não, chưa kể cách sơ cứu sai đánh mất thời gian quý báu cấp cứu trẻ. Vì chỉ cần trẻ bị ngưng tim ngưng thở trên bốn phút sẽ để lại di chứng não và có thể không qua khỏi.
Một cách sơ cứu sai nữa thường gặp khi trẻ bị ngạt nước là người dân cho trẻ nằm sấp trên chiếc lu không có nước được đặt ngang, bụng úp xuống lu và lăn tới lăn lui nhằm ép bụng trẻ cho nước trào ra và nghĩ rằng trẻ sẽ thở được. Với suy luận trẻ ngạt nước sẽ bị lạnh, nhiều người còn vừa lăn lu cho nước từ bụng trẻ chảy ra, vừa đốt lửa trong lu cho trẻ ấm để nhanh tỉnh lại. Cách sơ cứu này làm không ít trẻ bị ngạt nước nhưng được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng bị phỏng rất nặng.
Phải cho trẻ dùng thuốc an thần
Khi trẻ bị phỏng, kêu rất đau rát và nóng, nhiều bậc phụ huynh đã lấy kem đánh răng, giấm... bôi, đắp lên vết phỏng để làm dịu cơn đau của trẻ. Kem đánh răng và giấm... đều không đảm bảo vô trùng nên khi trẻ được đưa đến bệnh viện, bác sĩ buộc phải rửa sạch hết các vết phỏng để tránh nhiễm trùng. Trẻ bị phỏng đã rất đau lại bị chạm vào để rửa những vết phỏng cho trôi hết kem đánh răng, con giấm... làm trẻ càng đau dữ dội. Nhiều trường hợp khi rửa vết phỏng, bác sĩ phải sử dụng đến thuốc an thần (morphin) để giúp trẻ giảm đau.
Trẻ cũng thường bị sặc hoặc hóc dị vật. Nếu phát hiện trẻ đột ngột bị ho dữ dội, tím tái, khó thở, lúc đó người nhà cố móc họng trẻ để lấy dị vật ra, không những làm sây sát đường hầu họng mà còn làm cho dị vật vào sâu hơn nữa.
Một cách chăm sóc sai lầm thường gặp nhất là khi trẻ bị sốt cao có phản xạ run, các bà mẹ tưởng trẻ bị lạnh nên đã mặc áo kín, quấn mền cho trẻ, tuy nhiên cách làm này sẽ làm nhiệt độ của trẻ tăng lên. Hoặc trẻ sốt cao mà người nhà đã không cho trẻ uống thuốc hạ sốt, chỉ dán miếng dán hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, những miếng dán này chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thay thế được thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao.
Một sai lầm nữa vẫn gặp là khi thấy trẻ co giật, các bà mẹ lại nhanh chóng vắt chanh vào miệng trẻ mà không biết rằng làm vậy dễ làm trẻ bị hít sặc có thể ngưng thở.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận