17/12/2005 16:08 GMT+7

Những gương mặt Sao Mai

 THÙY AN
 THÙY AN

TTCN - Ba tháng từ lúc khởi động cho đến đêm chung kết xếp hạng cuối cùng, bảy đêm liên tiếp vào các thứ bảy mỗi tuần chiếm sóng truyền hình trực tiếp, dù muốn hay không thì Sao Mai cũng đang chiếm một vị trí nào đó trong đời sống văn hóa của khán giả truyền hình cả nước.

USChpxJH.jpgPhóng to
Phương Linh
TTCN - Ba tháng từ lúc khởi động cho đến đêm chung kết xếp hạng cuối cùng, bảy đêm liên tiếp vào các thứ bảy mỗi tuần chiếm sóng truyền hình trực tiếp, dù muốn hay không thì Sao Mai cũng đang chiếm một vị trí nào đó trong đời sống văn hóa của khán giả truyền hình cả nước.

Đêm chung kết xếp hạng toàn quốc sẽ diễn ra tối nay 17-12-2005 với chín thí sinh đã “vượt vũ môn”: bốn vòng thi từ tỉnh, khu vực đến chia bảng xếp hạng. Vào đến đêm chung kết này hẳn là không ai hát tồi. Nhưng thành “sao” hay không lại là chuyện khác. Và những chặng đường thi cử của họ hẳn cũng đáng để nhiều người quan tâm.

Một cuộc thi marathon!

GS - NSND Trung Kiên thốt lên như vậy khi đang luyện thanh cho cô học trò Phương Linh - người vừa giành điểm cao nhất ở đêm chung kết dòng nhạc nhẹ. Linh đã phải nghỉ học đúng… ba tháng để về đăng ký dự thi ở… quê nhà. Cô nghỉ từ đầu tháng mười, về Thanh Hóa dự thi đủ hai vòng thi ở tỉnh, từ sơ tuyển đến xếp hạng chọn người vào vòng thi khu vực.

Năm nay phân bố khu vực có khác: Thanh Hóa không thuộc miền Bắc mà lại của miền Trung nên Linh phải vào Đà Nẵng tập trung và luyện tập cả tuần, sau đó lại quay ra Hà Nội “luyện thi” tiếp. “Mà nào có luyện giọng được mấy đâu - ông Kiên có vẻ “xót” học trò - toàn là chuyện đầu tóc, quần áo, chuyện quay phim chụp ảnh, con gái thì còn được chứ con trai mà lại hát thính phòng thì cần gì mấy cái đó. Bọn trẻ bỏ học liên miên thế này nhỡ nhà trường không cho thi có phải chết không?”.

Không chỉ riêng ông Trung Kiên có tâm sự ấy, trong số chín thí sinh sẽ thi đêm nay có đến năm sinh viên Nhạc viện Hà Nội, ba người còn lại thuộc Trường cao đẳng Nghệ thuật quân đội, duy nhất Thanh Yên (Đà Nẵng) là không “can tội” bỏ học vì anh hiện không học trường nghệ thuật nào.

Nếu tính cả các vòng ngoài thì tỉ lệ học sinh, sinh viên “bỏ học đi thi” còn lớn hơn. Đã đành không trường lớp nào bằng thực tế, nhưng Nghệ thuật là sự khổ luyện, và ba tháng học hành với một sinh viên là chuyện không hề nhỏ. Các nhạc sĩ và thầy giáo thuộc dòng nhạc bác học đều có chung “nỗi niềm”: vẫn biết nhà đài có kế hoạch phát sóng dài hạn, cuộc thi kéo dài đúng mức mới thu hút được người xem và mới có “mạnh thường quân”, nhưng kéo lê thê đến hơn nửa học kỳ như vậy liệu có nên?

Hay là sang năm lập lại qui chế như các cuộc thi trước: sinh viên các trường nghệ thuật chuyên nghiệp được miễn các cuộc thi sơ tuyển và thi xếp hạng tại địa phương mà vào hẳn vòng khu vực? Thực tế đã cho thấy nếu chấm công bằng và nghiêm túc, các thí sinh này đã vượt trội với số điểm rất xa.

Không học thành "Sao Mai", nhưng chỉ học không chưa đủ

2 là con số có duyên trong đêm chung kết: nhạc sĩ Nguyễn Cường là người duy nhất có hai bài hát được chọn hát dự thi; hai cha con nhạc sĩ duy nhất cùng có bài được chọn dự thi là cố nhạc sĩ Vũ Thanh và nhạc sĩ Vũ Quang Trung; hai ca sĩ, đều là NSND Quang Thọ và Trung Kiên cùng có hai học trò dự thi; hai thí sinh Quảng Ninh cùng có hi vọng đoạt giải cao nhất ở dòng nhạc dự thi của mình là Tuấn Anh (thính phòng) và Ngọc Anh (nhạc nhẹ).

Dẫn đầu ba vòng thi khu vực và ba đêm chung kết chia bảng đều là các sinh viên trường nhạc, điều đó chứng tỏ sự khác biệt của cuộc thi Sao Mai so với rất nhiều cuộc thi tiếng hát truyền hình khác. Các giám khảo vừa kinh viện, vừa tận tâm vừa nghiêm khắc nên đánh giá cái sự học rất cao.

Ba thí sinh đứng đầu ba dòng nhạc đều là các sinh viên khá trong trường. Trần Quang Hào, sinh viên Trường cao đẳng Nghệ thuật quân đội, nhất dòng thi dân gian, là một giọng ca rất sáng, anh hát khá bài bản, trên lớp luôn được đánh giá cao, kỷ luật của một trường quân đội cũng khiến anh phải rất chăm chỉ rèn kỹ năng. Mái đình làng biển của Nguyễn Cường là bài hát rất khó hát và xưa nay chỉ có giọng nữ thể hiện, vậy mà Hào dám mang ra khoe giọng.

Đã vậy, là dân miền Trung nhưng anh lại thể hiện chất miền biển rất Bắc bộ, rất “cổ kính” đến độ chính tác giả Nguyễn Cường cũng phải ngỡ ngàng và “sướng”. Đêm chung kết cuối cùng này, Hào chọn Hồn đá của Ngọc Quang, có vẻ anh định tiếp tục gây bất ngờ, vì bài hát khá lạ, chưa từng xuất hiện ở bất kỳ cuộc thi thố nào.

Phương Linh ở dòng nhạc nhẹ còn “khôn ngoan” hơn. Học nhạc cổ điển, nhưng tự biết mình không thể thi thố với các giọng kinh điển đàn anh đàn chị nên cô gái xinh đẹp này đăng ký thi nhạc nhẹ.

Rất vững vàng về kỹ thuật thanh nhạc, cô tự biết mình không nên “gào thét” khoe giọng làm gì - thâm tâm Linh rất “nể” giọng ca bốc lửa của Vương Thị Dung - người tuy chỉ về thứ ba nhưng rất gây ấn tượng với chất rock trong Trái cam mặt trời của Nguyễn Cường và đêm nay cũng vẫn chọn Nguyễn Cường với bài hát vừa mới sáng tác, còn ướt mực: Thành phố qua miền quan họ.

Linh chủ tâm chọn những bài hát rất nhẹ nhàng, trữ tình, quãng rộng vừa phải. Trước đêm thi chung kết dòng nhạc nhẹ, Linh còn mệt đến độ nôn thốc nôn tháo rồi lăn ra… ngất xỉu. May mà ban tổ chức bố trí đội cấp cứu kịp thời nên cô mới có thể tỉnh lại, uống thuốc rồi… thi tiếp.

Tối nay, cô chọn một ca khúc từng rất được Mỹ Linh và Hà Trần yêu thích những năm 1995 - 1997: Đôi mắt của Vũ Quang Trung. Vẫn biết là về giọng, Phương Linh không bao giờ có thể sánh với hai đàn chị, nhưng cô trẻ hơn quá nhiều, và cô có một ngoại hình cực kỳ thích hợp với sàn diễn: vóc dáng mảnh mai, bờ vai đẹp, khuôn mặt xinh xắn và vẻ trong sáng của “con nhà”.

ZsEyvPuX.jpgPhóng to
Nguyễn Ngọc Anh
Rất hồi hộp trong cuộc tranh đua với Linh là một vẻ đẹp khác: sự khỏe khoắn, đậm đà của cô gái đất mỏ Quảng Ninh Nguyễn Ngọc Anh. Cô đã hát rất “gợi cảm” bài hát Bức thư tình đầu tiên của nhạc sĩ trẻ Đỗ Bảo ở đêm chung kết dòng nhạc nhẹ, và đêm nay cô chọn một bài hát khác, nhiều lửa hơn để chứng tỏ sự bứt phá của mình: Cho tình yêu bay lên bồng bềnh của Nguyễn Cường. Có vẻ như nối gót NSND Lê Dung, con gái vùng than đi hát và thành danh ngày càng nhiều: Trang Nhung, Hồ Quỳnh Hương… và bây giờ là Ngọc Anh?
RvxQD9kk.jpgPhóng to
Tuấn Anh đang tập dượt tại nhạc viện trước đêm chung kết xếp hạng
Một người Quảng Ninh nữa đi học nhạc viện và đi thi hát Sao Mai là Tuấn Anh. Đạt điểm cao nhất ở dòng thính phòng, nhưng ngược lại hẳn với đồng môn Phương Linh (cùng thầy Trung Kiên) và đồng hương Ngọc Anh, Tuấn Anh khá bất lợi về hình thể. Gầy gò như một “anh giáo khổ trường tư” trong truyện Nam Cao, mặt mũi nghiêm túc đến mức khắc khổ, Tuấn Anh có một giọng nam cao tuyệt vời.

Nếu chỉ thi hát không thì chắc Tuấn Anh không ngại, nhưng vì phải thi trên sân khấu với hàng ngàn khán giả, cộng thêm camera truyền hình nên lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Chưa một lần đi hát phòng trà, quán bar, chưa bao giờ hát kiếm tiền ở bất cứ sân khấu lớn nhỏ nào, được thầy quá ưu ái và kỳ vọng nên Tuấn Anh chỉ có học và học, chỉ vài lần anh về các tỉnh hát để phục vụ trong các dịp lễ lớn.

Đêm nay Tuấn Anh lại hát một bài đã rất quen thuộc nữa: Bài ca Hà Nội của cố nhạc sĩ Vũ Thanh. Sự “trong suốt” của giọng hát cũng như con người chính vì thế rất có thể lại là trở lực lớn nhất cho những thí sinh kinh viện như Tuấn Anh, và đó cũng là cơ hội cho hai bạn thi cùng với anh là Đào Tiến Lợi và Hoàng Thái.

Đi hát trước khi đi học nhạc viện, Tiến Lợi và Hoàng Thái vững vàng trên sân khấu hơn nhiều, dù hát đôi lúc bị “phô”. Hai bài hát mà họ chọn biểu diễn cũng có cơ hội để họ “diễn xuất” nhiều hơn: Những thành phố bên bờ biển cảDu kích sông Thao.

 THÙY AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên