04/12/2010 16:10 GMT+7

Những gì không thuộc về Đông Nam Á

JOE  STUDWELL
JOE  STUDWELL

TTO - Trong những nỗ lực bóc đi một vài lớp của một quan điểm được thừa nhận nhưng không có căn cứ xung quanh lịch sử Đông Nam Á, con đường thuật lại những gì xảy ra tiếp theo cắt qua một địa hình khá chông gai và nguy hiểm.

tZW22hjG.jpgPhóng to

Đó là bối cảnh của chủng tộc, dân tộc và văn hóa ở một trong những vùng chứa nhiều khác biệt nhất trên thế giới.

Lịch sử hiện đại của Đông Nam Á là lịch sử gắn liền với các cuộc di cư - của người châu Âu và người Mỹ (những nhà thực dân đi cai trị, và những người khác), người Trung Hoa, Ấn Độ, Srilanka, người Do Thái phiêu bạt, người Armenia, và nhiều dân tộc khác - vào trong những xã hội trước đó là tiền công nghiệp, nửa phong kiến.

Hơn nữa, những cư dân chủ nhà đã có sự pha trộn rất lớn về mặt dân tộc và tôn giáo - chứ không đề cập đến sự ly tán theo phương nằm ngang do những phân biệt về giai cấp và các quyền cơ bản (thường hoàn toàn dễ hiểu đối với người châu Âu) tạo ra một môi trường với ít nhiều sự kích động về xung đột sắc tộc và xã hội như ở châu Âu hoặc châu Phi. Tác giả xin được thứ lỗi vì tất cả những điều phiền phức không tính trước có thể xảy ra trong quá trình này.

Ở cấp độ kinh tế, những giải thích về sự phát triển dựa trên chủng tộc từ lâu đã hình thành nền tảng cho sự phân tích Đông Nam Á. Mỗi đứa trẻ đang đi học ở châu Á đều biết rằng ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhiều nhà thực dân dùng những nguồn lực khoa học, thể chế và đạo đức vượt trội của mình để áp đặt lên những người châu Á hèn kém, hòng đưa họ đến với văn minh. Hấp dẫn hơn là, trong kỷ nguyên sau độc lập, sự giải thích về chủng tộc tiếp tục thống trị các cuộc thảo luận về sự bùng nổ kinh tế khởi đầu bởi người da trắng.

Lý do chính là tính ưu việt hơn về thương mại của nhóm người chuyển cư lớn nhất trong khu vực - người Trung Quốc. Điều này khuyến khích việc đọc câu chuyện về phát triển dựa trên văn hóa và chủng tộc của 50 năm đã qua với nhiều sắc thái hơn, nhưng ít nhầm lẫn hơn.

Một số người coi người Trung Quốc như những cá nhân đặc biệt chói sáng, những người khác nhìn họ như những loài ký sinh đặc biệt; còn những người khác nữa lại tranh luận rằng họ đã được định hình trước về văn hóa theo những cách thức khác (những doanh nghiệp gia đình tuyệt vời, có thể vận hành toàn cầu, có bảo đảm để duy trì cán cân thương mại...). Cuốn sách này tiếp cận vấn đề với từng thành kiến rập khuôn này.

Tuy nhiên, không khó để nhận thấy cách thức dùng dữ liệu thô để giới thiệu những khái niệm về chủ nghĩa ngoại lệ của người Trung Quốc. Cổ phần vốn đã niêm yết của người gốc Hoa trên thị trường chứng khoán Đông Nam Á được ước tính chiếm 50 - 80%, tùy thuộc vào nước đang xem xét; trong khi họ chỉ chiếm 2% dân số ở Philippines, 4% ở Indonesia, 10% ở Thái Lan, 29% ở Malaysia và 77% ở Singapore.

Xem xét vấn đề này từ góc độ khác, vào thập niên 1990, những nhà nghiên cứu ước tính rằng “người Trung Quốc” có dính líu đến việc kiểm soát 45% các công ty lớn ở Philippines, 18 trong số 20 công ty lớn nhất ở Indonesia, 9 trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất ở Thái Lan, và 24 trong số 60 công ty hàng đầu ở Malaysia.

Hầu hết các bố già châu Á đều là người gốc Hoa. Những năm bùng nổ của thập niên 1990 là một khoảng cách lớn nhất đối với những lý thuyết gia về chủng tộc, và đặt ra phía trước một vũng lầy đối với các cuốn sách viết về năng lực kinh tế của người Trung Quốc ở hải ngoại dựa trên cơ sở văn hóa.

Trong số những cuốn sách đáng nhớ và có ảnh hưởng lớn, có các cuốn “Tinh thần của chủ nghĩa tư bản Trung Hoa” của S. Gordon Redding (1990), “Những vị chúa tể của vương quốc”, và “Những bộ tộc: Chủng tộc, tôn giáo và dân tộc quyết định thành công trong nền kinh tế toàn cầu mới như thế nào” của Joel Kotkin (1992).

Cuốn sau cùng bao gồm cả người Trung Quốc ở hải ngoại giữa một số “những bộ lạc toàn cầu” được dự đoán là sẽ thành công về thương mại. Thuật ngữ “mạng lưới tre” đã trở thành một từ có tính thời thượng để mô tả mối liên kết ngầm giữa những người gốc Hoa khắp khu vực và giải thích về động lực kinh tế của họ.

Nhìn chung, các phương tiện truyền thông - nghiêm túc và giật gân - đã tham gia vào sự phân tích văn hóa này theo một cách thức to lớn mang màu sắc bí ẩn, và sắc thái hội Tam hoàng của nó làm cho câu chuyện thêm độc đáo.

Đồng thời, giới hàn lâm cũng sản sinh ra một nhóm nhỏ nhưng kiên định gồm những nhà kinh tế học hoài nghi về chủ nghĩa ngoại lệ của người Trung Quốc, dẫn đầu là những học giả Nhật Bản, như¬ng đội ngũ của họ lớn rộng dần trong cuộc chạy lấy đà tới cuộc khủng hoảng tài chính và hậu quả của nó.

Tác giả muốn thẳng thắn tranh luận về thuyết định mệnh văn hóa. Kinh nghiệm sống một thập niên ở Trung Quốc, cộng với một thời gian dài nghiên cứu để viết cuốn sách này đã sản sinh ba lời phản biện cơ bản về sự giải thích lấy văn hóa làm trung tâm đối với đóng góp kinh tế của người gốc Hoa ở Đông Nam Á.

Trước hết là những quan niệm về một mệnh lệnh văn hóa đã phớt lờ đi bối cảnh lịch sử. Hầu hết sự di trú đến Đông Nam Á xảy ra trong thời thuộc địa, khi những nhóm khác nhau được những chính phủ thuộc địa hỗ trợ và dẫn đường - với năng lực tổ chức “ưu việt” của họ - hướng tới những hoạt động khác nhau.

Đế quốc Anh đã tuyển mộ những người Ấn Độ và Sri Lanka có học cho những vị trí trong chính quyền và chuyên môn. Vì thế, một nhà quan sát bên ngoài các tòa án tối cao ở Singapore hoặc Kuala Lumpur ngày nay sẽ lưu ý rằng, quá nhiều luật sư và quan tòa có gốc gác từ tiểu lục địa này. Không phải những người Ấn Độ được biến đổi về mặt di truyền để làm luật sư, mà đó là di sản cai trị thuộc địa của Anh quốc.

Khi người Trung Quốc đến Đông Nam Á, họ thường bị cô lập khỏi các dịch vụ chính quyền và nhiều ngành nghề khác, và thường không được cho phép sở hữu đất nông nghiệp hoặc hoạt động canh tác, tuy những cơ hội trong buôn bán và thương mại thì phần lớn không bị ngăn cản.

Những người nói rằng người Trung Quốc là “những thương gia bẩm sinh” cũng mắc sai lầm một cách hồn nhiên như những người nói người Do Thái là “những nhà tài phiệt bẩm sinh”. Họ đã quên rằng, người Do Thái ở châu Âu trước thế kỷ XIX đã bị loại trừ khỏi những phường hội, khỏi nhiều lĩnh vực buôn bán và công việc canh tác, trong khi nhà thờ Thiên chúa giáo nghiêm cấm các con chiên của họ cho vay nợ lãi (giống như Đạo Hồi đương thời).

Đa số các cơ hội kinh tế cho người Do Thái bị giới hạn, trong khi đó những người trong ngành ngân hàng lại trưởng thành một cách khác thường. Một sự đồng điệu đương thời của tình trạng này có thể được thấy ở Nga, nơi gần như tất cả giới đầu sỏ chính trị thống trị nền kinh tế của đất nước sau Chiến tranh Lạnh - với chỉ thị, mệnh lệnh và cả ý thích bất thường của một nhóm tinh hoa chính trị gốc Slavơ thuần túy hơn - hầu như đều có gốc gác Do Thái.

Phản biện thứ hai đối với lý thuyết dựa trên văn hóa là nó ngụ ý rằng người Trung Quốc là đồng nhất và người Trung Quốc ở Đông Nam Á là điển hình cho chủng tộc người Hoa nói chung. Vậy mà người Trung Quốc ở thời kỳ trước 1949, khi có sự di trú hàng loạt, lại rất không đồng nhất. Đây là điều hoàn toàn hiển nhiên nếu xem xét vấn đề ngôn ngữ nói.

Trung Quốc vẫn là một nơi mà một người chỉ cần đi năm mươi hoặc sáu mươi kilômét là đã nghe thấy một phương ngữ hoàn toàn khó hiểu và mới lạ (một sự lạc lõng trong bối cảnh Trung Quốc, trong khi ở những nước khác, một phương ngữ khác nhau chỉ có ý nghĩa là có sự thay đổi tương đối khác trong cách phát âm, từ vựng và ngữ pháp mà thôi).

Tầm quan trọng của chủ nghĩa địa phương này, trong lịch sử Trung Quốc ngày nay, đã được ngụy trang bằng việc chính quyền sau năm 1949 đã rất thành công trong việc đề cao sử dụng một ngôn ngữ tiêu chuẩn thống nhất toàn quốc, cũng như đạt tỉ lệ biết đọc biết viết chưa từng thấy.

Tuy nhiên, vào năm 1949, hầu như tất cả các cuộc di trú của người Trung Quốc tới Đông Nam Á đã hoàn thành. Khi nó xảy ra, những người rời quê hương không phải chủ yếu với tư cách là “người Trung Quốc”, mà với tư cách là những thành viên của các nhóm phương ngữ khó hiểu, được ném vào một cái lò đúc xa lạ. Nhiều nhà quan sát bên ngoài trong thời thuộc địa đã bình luận về những kết quả này.

Victor Purcell, trong tác phẩm “Người Trung Quốc ở Malaysia” đã nhận xét: “Những bộ lạc Trung Quốc được đưa lại gần nhau không gì sánh nổi trong đất nước quê hương của họ - những bộ lạc nói những phương ngữ khác nhau coi nhau chủ yếu như những người ngoại quốc.”

Từ những năm 1830, Bá tước George Windsor đã sớm nh¬ận ra một điều là, những nhóm nói tiếng Trung Quốc khác nhau ở Đông Nam Á thực sự đã “chống đối nhau quyết liệt, cứ như thể họ thuộc về những dân tộc thù địch”. Tuy nhiên, những nhà văn này, trong các quan sát của họ đã không nắm rõ những sự liên quan về kinh tế.

Sự phân mảnh của những “bộ lạc” Trung Quốc cũng có ý nghĩa là họ cạnh tranh khốc liệt - đôi khi xảy ra bạo lực nếu thiếu vắng một chính phủ có hiệu quả - vì các cơ hội kinh tế. Và không có gì cơ bản hơn đối với sự tiến bộ về kinh tế bằng sự cạnh tranh.

Trong ý nghĩa này, lập luận về thuyết định mệnh văn hóa chỉ có thể đứng vững nếu một người nói rằng về lịch sử, một bộ phận lớn người Trung Quốc ở hải ngoại đã không thật sự là “người Trung Quốc” một chút nào. Một lập luận như vậy sẽ có vẻ gây khó khăn cho những người Trung Quốc theo thuyết ưu sinh hiện nay, như nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.

Vấn đề hệ quả của việc liệu có phải người Trung Quốc ở Đông Nam Á nói riêng có thể được nhắc đến để phản ánh “những tiêu chuẩn” về phẩm chất của người Trung Quốc, cũng là một vấn đề tế nhị có tính chất lịch sử.

Nhìn chung, thật công bằng khi nói rằng những người di cư từ bất kỳ xã hội nào - họ là người Ai Len hoặc Italia đi tới Mỹ, hoặc người Nhật chấp nhận quá cảnh để tới Brazil vào đầu thế kỷ XX - đều làm tốt hơn, xét về tổng thể, những người mà họ đã bỏ lại đằng sau. Những người di trú đó là một nhóm tự lựa chọn, gồm những cá nhân có sự khác biệt về thái độ sẵn sàng chấp nhận những rủi ro lớn để có những cơ hội lớn cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Với ý nghĩa này, đó là sự tương đồng về di trú mà những người ra đi không hòa hợp với những người ở lại. Do đó, cần phải thận trọng đề phòng những phép ngoại suy văn hóa. Nhưng ở Đông Nam Á, câu chuyện vẫn mang nhiều sắc thái hơn. Đó là vì, mặc dù sử dụng thủ đoạn gian trá, sự ép buộc và các hợp đồng thuê lao động người nước ngoài không công bằng không phải là hiếm thấy trong số những người Trung Quốc di trú. Ở Đông Nam Á, những người di cư tự lựa chọn có vẻ được tự do hơn nhóm lớn thứ hai gồm những người đến từ tiểu lục địa Ấn Độ.

Trong thời đại lao động từ nước ngoài vào (một sự thay thế những nô lệ từ những năm 1840 bởi những người “tự do”), những lao động trong các điền trang và hầm mỏ Ấn Độ đến từ một thuộc địa Anh nào đó, nơi sự tuyển mộ tập trung một cách có hệ thống vào đẳng cấp thấp, thường là những cộng đồng “không thể đụng tới”. Những nông nô bị dọa nạt này ít mang đến cho chủ nhân đồn điền người da trắng sự rắc rối, vì họ ít ham muốn trở thành những kẻ thắng cuộc về kinh tế so với những người Trung Quốc tự lựa chọn di cư.

Thứ ba, và thách thức cuối cùng đối với quan niệm uy thế văn hóa của người Trung Quốc ở Đông Nam Á, là nó đã trộn lẫn người Trung Quốc di cư với các bố già. Đó là sự sai lạc sâu sắc. Bắt đầu với lập luận rằng, đa số người Trung Quốc ở hải ngoại thường có thu nhập trên trung bình. Ở những nơi như các thành phố bên bờ bắc của Java và Sumatra hoặc ở các vùng không phải thủ đô của Thái Lan, nơi có rất nhiều gia đình người Trung Quốc đã sống nhiều thế hệ trong sự nghèo khó, thấp hèn chẳng kém những người khác. Sắc tộc không phải là một sự bảo đảm cho thành công.

Một nhà sử học Trung Quốc ở hải ngoại, Lynn Pan, đã viết: “Bảng phân vai sau này của người Trung Quốc ở hải ngoại với tư cách là những doanh nhân thành đạt làm lu mờ một sự thực là, sự thất bại chiếm phần lớn trong những trải nghiệm của người di cư.”

Nếu đa số các nhà tỉ phú là người gốc Hoa hoặc lai Trung Quốc, cũng cần nhớ lại rằng những người di cư từ Trung Quốc là những người đầu tiên đã từng tạo nên phong trào cộng sản ở Đông Nam Á, một sự phản ánh về tình trạng thông thường của họ: vô sản và bị áp bức. Người Trung Quốc ở Đông Nam Á không tự mình xác định chắc chắn, nhưng con đường dân tộc và giai cấp là một khái niệm hoàn toàn dễ hiểu với họ - cho dù, trước đây một nửa thế kỷ, ở nước khác, nó đã bị cho là điều cấm kị về chính trị khi đề cập tới giai cấp trong xã hội của họ.

Những bố già được coi là một bộ phận tinh hoa không điển hình, một tầng lớp quý tộc kinh tế làm việc ở nước ngoài, bắt tay với bộ phận tinh hoa chính trị của nước sở tại. Về văn hóa, những bố già là những con tắc kè hoa thường đã được giáo dục tốt, là người theo chủ nghĩa thế giới, nói được nhiều thứ tiếng và được cách ly kỹ lưỡng đối với sự quan tâm, chăm sóc nhàm chán và buồn tẻ của những người bà con thân tộc của họ.

Hơn nữa - và trái với thành kiến phổ biến - những đại gia của khu vực xa lánh mọi người Trung Quốc. Chỉ một thiểu số là người Trung Hoa thuần khiết có mối quan hệ văn hóa và ngôn ngữ mạnh mẽ với Trung Quốc. Những đại gia khác là người Trung Quốc chính thống nhưng đã mất khá nhiều quan hệ văn hóa với Trung Quốc, và một hoặc tất cả khả năng đọc và viết tiếng Trung Quốc (mặc dù hiếm khi họ thừa nhận).

Nhiều người lai Âu Á, dù cho dòng máu không Trung Hoa thỉnh thoảng được nhìn nhận là nguồn gốc của sự bối rối và đi xuống, đặc biệt ở bối cảnh Trung Hoa. Và sau đó, có những bố già hoàn toàn không phải người Trung Quốc. Cuốn sách này sẽ cho thấy hành vi đó của phần lớn người gốc Hoa trong nhóm những đại gia không có sự khác biệt lớn với những “đại gia” người Anh hoặc Xcốtlen ở Hồng Kông, những bố già gốc Tây Ban Nha ở Philippines hay những người giàu có nhất ở Malaysia, hay một người Tamil gốc Sri Lanka. Trước hết, họ được coi là bố già, và thứ hai là được nhìn nhận theo chủng tộc.

Bất chấp mọi thứ nói trên, sẽ là quá khinh miệt khi có ý cho rằng hàng đống tài liệu nghiên cứu hàn lâm về “chủ nghĩa tư bản Trung Quốc” đã xuất bản chỉ là những nghiên cứu không mấy giá trị. Đơn giản là, những giải thích văn hóa là quá lạm dụng và cần phải được đối xử với thái độ hoài nghi, đặc biệt khi chúng thay đổi sắc thái - như sẽ được mô tả - thành những lý thuyết chủng tộc hết sức thô thiển.

Ở cấp độ chung, thành công tương đối về kinh tế của người Trung Quốc ở hải ngoại làm cho người ta rất khó lập luận là những nhân tố văn hóa - chủ nghĩa gia đình cố kết, sự căng thẳng về các vai trò bắt buộc, kỷ luật và lòng hiếu thảo - không có ảnh hưởng ở cấp cơ sở.

Lập luận trừu tượng hơn về một “hệ thống giá trị” Nho giáo điều khiển những hành vi độc đáo của những doanh nhân người Trung Quốc cũng không thể đứng vững. Đặc biệt, thảo luận về Học thuyết Khổng Tử không thể phân biệt được giữa lý thuyết của một bảng liệt kê những câu châm ngôn đạo đức mập mờ và sự thực hiện những tư tưởng quá thiếu thực tế như vậy còn lâu mới được tôn vinh trong bối cảnh sự vi phạm nhiều hơn sự tuân thủ.

Chẳng thể nói được điều gì chắc chắn rằng, trong các xã hội mà người Trung Quốc chiếm ưu thế như Singapore, Hồng Kông và chính Trung Quốc, những lời kêu gọi cho đạo đức Nho giáo thường được sử dụng bởi những chính khách - cả chính khách địa phương lẫn chính khách thực dân - để biện minh cho tất cả các cách thức điều khiển một xã hội không duy tâm.

JOE  STUDWELL
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên