Hàn Quốc ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam
Phóng to |
Công ty Huy Vũ (Long An) giới thiệu và cung ứng việc làm nhưng lại treo bảng tuyển dụng lao động xuất khẩu - Ảnh: H.T.V. |
Phóng to |
Một công ty cung ứng lao động nhưng lại treo bảng “Văn phòng giới thiệu LĐXK” (nay đã hạ xuống) - Ảnh: H.V. |
Điều này buộc phía Hàn Quốc mới đây đã chính thức ngưng tuyển lao động VN. Hàn Quốc là thị trường lao động lớn nhất của VN, hiện có khoảng 70.000 người đang làm việc, mỗi năm gửi về nước khoảng 1 tỉ USD. Một trong số các nguyên nhân quan trọng nhất của việc lao động ở lại làm việc bất hợp pháp là do để có một suất đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) họ phải chi khoản phí bất hợp pháp quá cao. Khoản phí đó do các cò XKLĐ và các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cấu kết ăn trên đầu trên cổ họ.
Mặc dù VN ký kết với Hàn Quốc, người đi XKLĐ với chương trình EPS chỉ đóng phí trọn gói 630 USD và 400 USD mang theo sang Hàn Quốc đóng chi phí các loại bảo hiểm theo quy định, nhưng trên thực tế để được đi, người lao động phải chi 5.000 - 10.000 USD/người.
Con đường moi tiền của người nghèo và xâu xé, chia chác khoản đó là con đường cấu kết chặt chẽ. Và nói như các cò XKLĐ, không công ty nào lại không muốn bắt tay làm ăn với cò. Mặt khác, có “viên đạn bọc tiền” là bắn thủng hết cửa!
Sống chung với cò
2 năm, lừa trên 37 tỉ đồng Ngày 3-9-2010, tại Hà Nội, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có buổi làm việc với Bộ LĐ-TB&XH về vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (XKLĐ). Tại buổi làm việc, ông Bùi Sĩ Lợi, phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, đưa ra con số: từ ngày 1-7-2007 đến tháng 6-2009 Bộ Công an đã điều tra, xử lý 137 vụ việc liên quan đến lừa đảo XKLĐ, khởi tố 186 bị can, xử lý hành chính 118 vụ với 133 đối tượng vi phạm; đang điều tra 39 vụ khác liên quan đến 88 đối tượng. Tổng số người bị hại trong các vụ việc nói trên là 5.490 người với tổng thiệt hại 37,7 tỉ đồng và 1.450 USD. Theo đoàn giám sát của Quốc hội, qua các vụ việc trên cho thấy các đối tượng lừa đảo vẫn tìm ra được nhiều kẽ hở trong quản lý nhà nước về hoạt động XKLĐ để chiếm đoạt tiền của người XKLĐ. |
Trong vai một người mới chập chững vào nghề cung ứng lao động, chúng tôi gặp cò H.V. (giám đốc một công ty cung ứng lao động tại Long An) để thọ giáo. Cò H.V. khoe có mối mang làm ăn với hàng chục công ty (đa số ở phía Bắc) và cho hay: “Các công ty phía Bắc rất mạnh tay trong việc thu tiền và chi bạo, các công ty phía Nam thì kín đáo và chi ít hơn”.
Tại công ty của cò này ở Long An lúc nào cũng có hàng chục lao động theo học các khóa đào tạo kỹ năng, sẵn sàng cung ứng cho các công ty khi có đơn hàng. Mỗi lần cung ứng lao động đều được các công ty giao khoán thu tiền ngoài quy định để chia nhau. Thấp như Malaysia, Trung Đông thì vài trăm USD, cao như Nhật Bản, Hàn Quốc thì từ 500 - 1.500 USD/người.
Khác với cò H.V., cò P. ở Bình Định chỉ chuyên “đánh” thị trường Nhật và cung ứng cho một vài công ty có thương hiệu lớn. Theo cò P., thị trường Nhật làm ăn an toàn hơn mà thu tiền cũng dễ vì làm ở Nhật lương cao, người lao động chen nhau vào thị trường này. Trước đó cò P. làm một vị trí lãnh đạo ở Sở LĐ-TB&XH Bình Định, phụ tránh công tác tuyển dụng lao động cho thị trường Hàn Quốc.
Cò P. kể: “Hồi đó thị trường Hàn Quốc được bộ giao chỉ tiêu về cho từng tỉnh thực hiện, nhờ đó làm khỏe mà có ăn. Cứ mỗi lần đến thời hạn giao chỉ tiêu tôi lại vác balô ra Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab), Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC) để “quan hệ”. Quan hệ càng tốt thì chỉ tiêu được giao càng nhiều. Mà thị trường Hàn Quốc lương rất cao, người lao động chấp nhận đi bằng mọi giá. Lúc ấy giá đi chỉ 17 triệu đồng nhưng mình thu thêm để chi cho cán bộ đường dây 300 USD/người”.
Đến năm 2007, Bộ LĐ-TB&XH chuyển từ giao chỉ tiêu sang tập trung về một mối là Trung tâm Lao động ngoài nước. “Miếng bánh” bự nhất không còn, do đó nhiều tỉnh và các doanh nghiệp được giao chỉ tiêu “mất ăn”. Từ đó, cò P. thôi làm thị trường Hàn Quốc, chuyển sang thị trường Nhật Bản và nghỉ làm nhà nước, ra ngoài lập công ty cung ứng lao động để “kiếm ăn” như cách nói của P..
Thu cao và chia chác
Phóng to |
Lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc - Ảnh: THẾ ANH |
Nhóm cò được o bế ở Kỳ Anh Nổi tiếng và được các công ty XKLĐ o bế là nhóm cò ở thị trấn Kỳ Anh (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Các cò ở đây có khả năng cung ứng lao động rất tốt khi công ty cần và ăn chia sòng phẳng. Trong đó, cò Phạm Luận là người có “uy tín” nhất với cả người lao động lẫn công ty: lúc nào cũng có nguồn cung ứng và đã móc nối là trót lọt. Cò Luận từng đi lao động nước ngoài, nay trở về “giúp người lao động có cơ hội ra nước ngoài làm việc” như cò này khoe. Theo cò Luận, hiện công ty của anh ta chủ yếu cung ứng nguồn lao động đi biển gần bờ Hàn Quốc cho bảy công ty XKLĐ được cấp phép của Bộ LĐ-TB&XH, thỉnh thoảng cũng cung ứng cho thị trường Đài Loan, Nhật Bản. |
Tại lần gặp cò H.V. ở TP.HCM, cò này khoe vừa tiếp một giám đốc công ty XKLĐ ở Hà Nội vào tuyển quân đi Nhật, cho thu tiền của 10 lao động đi Nhật với giá 7.500 USD/người nhưng biên nhận chỉ 5.000 USD/người. “Phần 1.500 USD thu thêm đó tôi được 500 USD, còn lại là của vị giám đốc ấy” - H.V. phân trần. Chẳng may thu rồi mà không đưa được người lao động đi thì sao? H.V. cười: “Không đi được công ty này thì gửi sang công ty khác, dễ ợt mà!”.
Cò P. ở Bình Định không chơi kiểu phập phồng đó, hễ cầm tiền là chắc ăn. Phí đi Nhật được quy định ít nhất hai tháng lương cơ bản và cao nhất là ba tháng lương cơ bản (thường lương ở Nhật từ 1.000 - 1.500 USD/tháng trở lên). Lương bao nhiêu thì kệ, P. cứ thu thêm ngoài quy định: giá bình thường 15 triệu đồng (thu thêm ngoài phí quy định của công ty), giá bảo đảm hợp đồng 20 triệu đồng và giá để được xuất cảnh nhanh là 30-40 triệu đồng/người. “Đồng ý thì mình nhận, không đồng ý thì thôi, sau này không ai kiện cáo ai”, P. nói.
Cò Luận tự hào “nhờ vào mối làm ăn với bảy công ty được phép XKLĐ đi biển gần bờ Hàn Quốc nên sống khỏe”. Với Luận, mỗi lao động đi biển gần bờ Hàn Quốc thu 8.500 USD (nộp cho công ty), tiền thu thêm 400-500 USD/người. Tuy nhiên, theo phản ảnh của nhiều lao động, nhóm cò ở Kỳ Anh thường thu từ 10.000 USD trở lên.
Ông Nguyễn Đăng Dương, trưởng phòng lao động tiền lương - tiền công Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, cho biết có tình trạng này là do người lao động thích đi nhanh, ngại học tiếng và các kỹ năng khác. Để đưa được những lao động thiếu kỹ năng, thiếu chuẩn chất lọt qua cửa nhà tuyển dụng còn là những thủ thuật tinh quái của các cò và những công ty XKLĐ làm ăn không lương thiện.
-------------------------------------------
Kỳ tới: Lắm chiêu ma quỷ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận