07/05/2015 01:10 GMT+7

​Những đối tượng dễ bị loãng xương

TDV
TDV

Bệnh loãng xương diễn tiến âm thầm, khi phát hiện các biểu hiện của bệnh là lúc tình trạng loãng xương đã nặng và hậu quả cuối cùng là gãy xương.

Biến chứng này khó hồi phục, khả năng gây tử vong cao. Vậy ai là những đối tượng nguy cơ của bệnh?

Những ai dễ loãng xương?

Xương phát triển từ bé và đạt đỉnh ở tuổi 30, sau đó xương sẽ mất dần, khoảng 1% mỗi năm. Xương sống sẽ bị mất nhiều hơn, trung bình 2% mỗi năm.

Gãy xương do loãng xương thường xảy ra ở các vị trí như xương cổ tay, cổ xương đùi, cột sống – đều là những vị trí nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế suốt đời. Nếu là một trong các đối tượng sau, bạn hãy thận trọng vì có nguy cơ loãng xương cao.

Phụ nữ tiền và hậu mãn kinh: Phụ nữ sinh nở nhiều lần và nuôi con bằng sữa mẹ nhưng thường ăn uống không đủ chất, nhất là protid và canxi để bù đắp lại. Quá trình mất xương ở nữ giới cũng diễn ra nhanh hơn ở nam giới, nhất là giai đoạn tiền và hậu mãn kinh.

Đặc biệt, thời kỳ mãn kinh sẽ mất xương nhiều nhất bởi lúc này, cơ thể giảm sản xuất estrogen mạnh ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp canxi. Phụ nữ mãn kinh sớm hoặc từng cắt bỏ buồng trứng càng có khả năng bị loãng xương.

Thể trạng kém phát triển, ít hoạt động thể chất: Những người thấp bé, thiếu cân hoặc còi xương, suy dinh dưỡng từ nhỏ, chế độ ăn thiếu protid, canxi, vitamin D sẽ dễ bị loãng xương. Việc thể dục điều độ kích thích sự tạo xương,

Vận động dưới nắng sớm còn giúp cơ thể tiếp nhận vitamin D có tác dụng tăng hấp thụ canxi. Vì vậy, người ít hoạt động thể dục hoặc nằm bất động lâu do bệnh tật thường hay bị loãng xương.

Hút thuốc, lạm dụng bia rượu: Thuốc lá, bia rượu, thậm chí cà phê nếu uống nhiều sẽ thúc đẩy việc thải canxi qua đường thận, làm giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa. Do đó, những người hút thuốc và lạm dụng chất kích thích có nguy cơ loãng xương rất cao.

Xương bắt đầu mất đi từ sau tuổi 30 và phụ nữ mãn kinh là đối tượng dễ loãng xương nhất.

Bị các bệnh nội tiết, suy thận: Người mắc bệnh nội tiết như cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận hoặc bị suy thận mãn, phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều canxi qua đường tiết niệu sẽ dễ mắc loãng xương.

Di truyền: Ba mẹ có tiền sử bệnh loãng xương thì con cái cũng dễ bị loãng xương nên bạn hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Phòng bệnh thế nào?

Để phòng loãng xương, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, tăng cường thể dục, hạn chế bia rượu và nói không với thuốc lá.

Từ sau tuổi 30 hoặc nếu là một trong các đối tượng trên, bạn có thể uống bổ sung canxi để giúp xương chắc khỏe.

Tuy nhiên, nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có thành phần canxi từ thiên nhiên sẽ dễ hấp thu hơn và tránh nguy cơ canxi bị lắng đọng trong động mạch gây cản trở lưu thông dòng máu.

Ngừa loãng xương với canxi thiên nhiên

Thực phẩm chức năng Calsea Bone được sản xuất nhượng quyền từ hãng Algaecal – Canada, bổ sung canxi có nguồn gốc thiên nhiên từ tảo biển Nam Mỹ.

Ngoài lượng lớn canxi, magiê và các khoáng chất vi lượng cần cho sự phát triển của xương, Calsea Bone còn có vitamin D3, K2 và C giúp làm tăng mật độ canxi của xương. Sản phẩm đặc biệt phù hợp cho những người ở độ tuổi trung niên trở lên với liều dùng 03 viên mỗi ngày (mỗi lần 01 viên ngay sau bữa ăn).

Bên cạnh tác dụng chính làm giảm nguy cơ, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương, Calsea Bone cũng giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Calsea Bone – canxi thiên nhiên, tốt cho sức khỏe.

Z1rZ887F.jpg

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: 1900 555504 - 0909 038272 - 0909 424777 hoặc  truy cập www.calseabone.comCông ty Cổ phần Dược phẩm Glomed Địa chỉ: 35 Đại lộ Tự Do, KCN VSIP 1, thị xã Thuận An, Bình Dương. Số GPQC: 1465/2014/XNQC-ATTP. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

TDV
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên