09/10/2003 22:37 GMT+7

Những chướng ngại vật của bóng đá VN

ĐẶNG HOÀNG<BR>
ĐẶNG HOÀNG

TT - Philippines đã chính thức không gửi đội dự giải. Brunei, Campuchia, Lào dù có tiến bộ hơn trước nhưng chưa đội nào đủ lực để thực hiện giấc mơ vàng. Chỉ còn lại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Singapore là đáng gờm, và trong số này hiển nhiên Thái Lan là đối thủ nguy hiểm nhất đối với đội chủ nhà...

ttlvRn0c.jpgPhóng to
Tài Em đang vượt qua các hậu vệ Thái Lan. Họ sẽ gặp nhau ở chung kết SEA Games 22?
TT - Philippines đã chính thức không gửi đội dự giải. Brunei, Campuchia, Lào dù có tiến bộ hơn trước nhưng chưa đội nào đủ lực để thực hiện giấc mơ vàng. Chỉ còn lại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Singapore là đáng gờm, và trong số này hiển nhiên Thái Lan là đối thủ nguy hiểm nhất đối với đội chủ nhà...

Thái Lan số 1, nhưng...

Với năm lần liên tiếp vô địch SEA Games (1993-2001), Thái Lan đương nhiên là ứng viên nặng ký nhất. Chính chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) Vijitr Getkaew đã nói thẳng: “Thái Lan phải đoạt HCV bóng đá SEA Games 22”.

Thế nhưng, bóng đá Thái Lan gần đây cũng đã thể hiện những bất ổn. Sau khi thất bại ở vòng loại Olympic 2004 trước UAE 1-4 trên sân khách lượt đi và hòa 1-1 trên sân nhà lượt về, Chính phủ Thái Lan đã nhấn mạnh sẽ cắt giảm kinh phí hỗ trợ FAT nếu như các đội tuyển tiếp tục thi đấu tồi như thế! Thế là FAT cuống lên, đình chỉ nhiệm vụ của HLV trưởng Peter Withe và thay thế bằng HLV người Brazil Carlos Roberto Carvalho.

Theo đánh giá của giới truyền thông Thái Lan, việc loại bỏ Peter Withe - HLV thành công nhất trong lịch sử bóng đá Thái Lan - là nước cờ sai lầm của FAT. Báo Bangkok Post nhận định việc can thiệp quá sâu vào chuyên môn của FAT sẽ ảnh hưởng không tốt đến thành tích của đội tuyển. Vì FAT thay HLV Withe không xuất phát từ kết quả đội Olympic quốc gia bị loại trước UAE, mà vì FAT cho rằng bóng đá Thái Lan phải theo trường phái Brazil, như thế mới phù hợp với thể trạng người Thái Lan hơn là chơi theo phong cách bóng đá Anh của HLV Withe.

Việc thay đổi cơ bản như thế chắc chắn ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến phong độ của đội Thái Lan tại SEA Games 22.

Tất cả đều “tám lạng nửa cân”

Nhìn chung, trình độ của các đội trong khu vực Đông Nam Á chưa có đội nào đạt được tiến bộ vượt trội, và trình độ giữa đội Olympic với đội tuyển quốc gia vẫn có khoảng cách. Do đó đội Olympic Myanmar, cũng là thành phần đội tham dự Cúp Tiger 2002, đã thua đội tuyển Malaysia 0-4 (có 4/11 cầu thủ Olympic) vào đêm 8-10 ở vòng loại bảng F Cúp châu Á 2004. Trong bốn bàn thắng ghi được, không có bàn nào do công của các cầu thủ Olympic Malaysia.

Với Singapore, Liên đoàn Bóng đá nước này (FAS) đã thiết tha kêu gọi nhập quốc tịch cho tiền đạo 19 tuổi Agu Casmir người Nigeria, chân sút đã ghi 24 bàn tại S-League ngay mùa thi đấu đầu tiên. FAS cho rằng đội Olympic Singapore sẽ có nhiều hi vọng hơn tại SEA Games 22 nếu Agu kịp trở thành công dân Singapore!

Điểm sơ qua các đối thủ, rồi nhìn lại phong độ chưa ổn định của đội Olympic VN, mới thấy quyết định của HLV Alfred Riedl muốn cùng bảng A với đương kim vô địch Thái Lan là hoàn toàn chính xác.

Do Malaysia là đội á quân SEA Games 2001 nên đội này đương nhiên là hạt giống số một bảng B, và hạt giống số hai bảng B nhiều khả năng là Indonesia, đội xếp thứ ba SEA Games 2001. Vì vậy cặp còn lại Myanmar - Singapore, đội nào vào bảng A đối với đội Olympic VN cũng như nhau.

Nhớ lại tại SEA Games 1995 và 1999, Thái Lan và VN đều chung bảng ở vòng loại, và sau đó đều gặp nhau ở chung kết. Lần này, lịch sử có lặp lại?

ĐẶNG HOÀNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên