![]() |
Chiến tích là cảm giấc xấu hổ, đau và một cục to như trái táo xanh ngự trên trán. Lần thứ hai tại khách sạn 3 sao ở Phan Thiết, khi đi hết thang lầu xuống đến sảnh, cũng cái bậc làm tôi đổ xuống như cây chuối bị chặt. Cũng may, xương sọ của tôi còn cứng, cả hai lần đều không sứt mẻ gì, cũng chả bị chấn động não, nhưng câu chuyện về những cái bậc không dừng lại ở đây.
Bậc trong nhà, có cần thiết không?
Ở ta, các kỹ sư xây dựng thường khuyên gia chủ xây phòng khách thấp hơn phòng ăn một bậc, cửa vô phòng ngủ, nhà tắm lại có gờ ngăn cách gọi là “ngạch cửa”. Những thứ này tạo ra những cái “bẫy” cho gia chủ. Chẳng hạn cho bé vào xe tập đi, bé cứ thế chạy và “ầm” cu cậu rơi xuống phòng khách. Ông bà già hay quên, lúc đi lại không nhìn xuống đất, từ trong phòng ngủ đi ra, đụng ngạch cửa ngã cái rầm. Nhà đã xây như thế ông bà ráng chịu. Con cái đôi khi còn trách ông bà già: “cụ đi không nhìn đất, mắt cứ để ở đâu!” Chả biết các nhà thiết kế nghĩ sao, tôi thấy ở Mỹ họ làm nhà chẳng có bậc giữa phòng nọ phòng kia, chẳng có ngạch cửa. Hỏi thì họ trả lời: Vì sự an toàn của gia chủ. Ở ta thiết kế theo phong thủy nhưng chả biết tài lộc vô cỡ nào nhưng tai nạn thì thỉnh thoảng lại xuất hiện.
Nhà tắm ướt
Nhà tắm của một số khách sạn và nhà dân vẫn còn thiết kế theo kiểu: Vòi hoa sen đứng tắm, lỗ thoát nước ở một góc. Giặt khăn lau nhà trong nhà tắm, rửa chân trong nhà tắm nên ngạch cửa ngăn nước chảy ra dứt khoát phải có. Kết quả nhà tắm luôn ở trong tình trạng ướt nhẹp. Nước xà bông chưa cọ hết hoặc nấm mốc phát triển làm nền nhà tắm trở thành cái bẫy trơn trượt. Ông bà già hay đi tiểu đêm, bước vô, chẳng may ngã cái ạch, không chấn thương sọ não thì cũng gãy xương chân hoặc tay tùy theo tư thế ngã. Ngoài ra lỗ thoát nước cũng là nơi nuôi cấy từ nấm mốc đến các loại vi khuẩn. Thỉnh thoảng bạn ngồi trên toilet thấy thoang thoảng mùi của những sinh vật đang cư trú ở nơi này. Nhiều nhà thấy vậy bèn treo sản phẩm khử mùi, lấy hương thơm át mùi hôi. Đa số những chất thơm đều chứa nhân benzene, chúng phát tán, chạy vào đường hô hấp,nhẹ thì gây dị ứng, hen suyễn, nặng thì bẻ gãy cấu trúc tế bào gây biến dị dẫn đến ung thư.
Rác thải
Theo phong thủy thì thùng rác phải để chỗ kín, không nhìn thấy và đậy nắp. Điều này không hẳn đã đúng. Thùng rác kín giống như cách “ủ” tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Ngày nay, nhiều gia đình khá giả có sở thích đóng những kệ bếp thật đẹp, trong đó để dành một ngăn đựng thùng rác. Vô hình trung “nơi nuôi cấy vi khuẩn” này được tạo cơ hội cho chúng chạy ra thâm nhập vào đồ ăn của chúng ta. Tốt nhất là bất kỳ loại rác nào cũng cho luôn vô bịch, cột chặt, để ở một góc vườn, góc sân, xa nhà càng tốt. Mỗi ngày gom rác đổ luôn, đừng làm biếng vì giữ lâu vi khuẩn phát triển và phát tán rất nhanh.
Chai lọ chứa chất tẩy rửa dùng hết nhiều người không đậy nắp mà thường quăng, ném vào một chỗ, lâu lâu mang ra bán ve chai. Thế là cả nhà được hít đã đời các hóa chất trước khi chuyển cho bà ve chai ngửi tiếp. Những người thu mua ve chai hoặc bới rác nơi bãi rác ít người chịu mang khẩu trang mà cứ hồn nhiên hít đủ thứ độc hại vào cơ thể. Với suy nghĩ “trời kêu ai nấy dạ” thì kể như… hết nói!
Đôi điều suy nghĩ
Khi đọc báo, xem ti vi chúng ta kinh hoàng thấy “Phương khói lửa” để chất gây cháy nổ trong nhà, vừa thiệt mạng cả gia đình vừa gây chết oan uổng cho láng giềng. Cả nước giật mình, sợ hãi, vậy mà không ai than phiền, để ý, cảnh giác với những thứ “chưa nổ, không nổ” nhưng giống như những cái bẫy trong nhà có thể gây thương tích hoặc âm thầm gặm nhấm sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Trong thiết kế nhà, ngoài phong thủy, mỹ thuật, xin bà con chú ý hai chữ an toàn bởi một căn nhà có thể sống cả đời với 3, 4 thế hệ ở trong đó.
Tuổi Trẻ Cười số 474 ra ngày 15/04/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận