02/01/2007 05:07 GMT+7

Nhốt vào vườn rau để vẽ… rừng

NGUYỄN HÀNG TÌNH
NGUYỄN HÀNG TÌNH

TT - Không đi mô tả, sao chép thô lại các lễ hội thật, khảo tả căn nhà sàn, hay kiểu “chép” hình ảnh người đàn bà với chiếc gùi, người đàn ông với chiếc váy, bà con túm tụm bên ché rượu cần, cảnh đánh chiêng... như thường thấy, tác giả phòng tranh này rõ đã cảm vào tận cái chiều sâu “huyền ảo” (*) để vẽ.

Yr5O713o.jpgPhóng to
Một trong những bức sơn dầu trên các bức tường của nhà triển lãm. Ảnh: N.H.T.
TT - Không đi mô tả, sao chép thô lại các lễ hội thật, khảo tả căn nhà sàn, hay kiểu “chép” hình ảnh người đàn bà với chiếc gùi, người đàn ông với chiếc váy, bà con túm tụm bên ché rượu cần, cảnh đánh chiêng... như thường thấy, tác giả phòng tranh này rõ đã cảm vào tận cái chiều sâu “huyền ảo” (*) để vẽ.

Rừng, núi, lễ hội bỏ mả hay khu nhà mồ... chỉ là chất liệu để tác giả sáng tác, đi vào bên trong, tạo ra những bức tranh có đời sống riêng, linh hồn độc lập qua ngôn ngữ hội họa. Vì thế, rất khó để thấy một mặt người, một căn nhà dài, một cây neo... rõ ràng, đủ hình đủ dạng, nhưng nhìn vào người ta nhận ra ngay nó “thuộc về Tây nguyên”, không đâu khác được.

Người ta còn thấy ngay cả tên (chủ đề) của những bức tranh cũng được tác giả đặt rất lãng du như cuộc rung cảm của riêng mình: Những mặt người 1,2,3,4…, Rừng xanh, núi đỏ 1,2,3,4…, mà không gọi chính xác lễ đâm trâu, uống rượu cần, về buôn, địu con... Tác giả đang tụng ca “có nghề” về những giá trị tinh cất của nền văn hóa sinh ra bởi rừng núi.

X2UBp4SN.jpgPhóng to
Tác giả Trần Thạch Sa
Phòng tranh kia lạ nhưng người tạo ra cũng hay, quái lắm thay. Mấy tháng trước người ta thấy ông mang giá vẽ bước vào một nhà kho (thuê được) chứa phân xác mắm (để nông dân trồng rau, củ) dưới một thung lũng ở ấp An Bình - một vùng ven heo hút của Đà Lạt. Chôn chặt mình trong căn nhà gỗ tồi tàn đó suốt ba tháng để vẽ, tuyệt giao. Khi ông mang tranh ra để bày cho thiên hạ xem (ở nhà triển lãm Trung tâm Hòa Bình của TP Đà Lạt) thì Đà Lạt đã bước sang một năm khác - năm 2007.

“Vẽ Tây nguyên vì vùng đất này lạ quá, sao nó có thể mộc mạc, trong sáng đến vậy nhỉ!”. Rồi ông bày tỏ rằng “đang lo cho nó (Tây nguyên) bị rạn vỡ, sẽ không còn giữ được chiều sâu kỳ diệu bất tận của rừng khi thời cuộc, làn sóng đô thị, đời sống vật chất quét qua...”. Tây nguyên đã ám ảnh ông kể từ hồi còn là sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM, qua những đợt đi thực tế.

Họa danh của ông là Trần Thạch Sa, tên trong chứng minh nhân dân là Lê Cảnh, 40 tuổi, lớn lên ở xứ biển Bình Định và Nha Trang, trước khi bước vào căn nhà chứa phân xác mắm ngoại ô phố núi kia ông là “người Sài Gòn” (sống đã 24 năm). Sau cuộc triển lãm “Rừng” này (từ 1-1 đến 10-1-2007), không biết ông họa sĩ giang hồ có rời căn nhà kia để “xuống núi” lại không thì chả ai rõ.

(*) từ mà nhà dân tộc học Jacquet Douners dùng khi nói về Tây Nguyên

NGUYỄN HÀNG TÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên