22/03/2009 09:10 GMT+7

Nhớ khúc dân ca: Hoài cổ

 ĐOÀN LÂM TẤT LINH (Rạch Giá)
 ĐOÀN LÂM TẤT LINH (Rạch Giá)

AT -Thú thật tôi chưa hề nghe ai hò hay hát đối đáp vào thời buổi này. Đi trên sông vào những đêm trăng thật đẹp, gió thổi mơn man, tôi chỉ nghe tiếng ầm ì của động cơ ghe xuồng mà xứ tôi gọi là "máy xe". Đó là động cơ của những chiếc xe trên bờ đến tuổi về hưu nay được phục viên tiếp tục chiến đấu dưới sông. Tôi cũng thuộc vài câu hò cấy từ... máy cassette mà chiếc máy ấy bây giờ cũng đã "tuyệt chủng".

J1INeAun.jpgPhóng to
Minh họa: Đinh Tiến Luyện
AT -Thú thật tôi chưa hề nghe ai hò hay hát đối đáp vào thời buổi này. Đi trên sông vào những đêm trăng thật đẹp, gió thổi mơn man, tôi chỉ nghe tiếng ầm ì của động cơ ghe xuồng mà xứ tôi gọi là "máy xe". Đó là động cơ của những chiếc xe trên bờ đến tuổi về hưu nay được phục viên tiếp tục chiến đấu dưới sông. Tôi cũng thuộc vài câu hò cấy từ... máy cassette mà chiếc máy ấy bây giờ cũng đã "tuyệt chủng".

Bây giờ người ta gieo lúa bằng máy, cũng còn cấy lúa bằng tay nhưng cảnh cấy ào ào cho kịp thời vụ thì không còn có cơ hội để người ta hát huê tình hay hò cấy hát ghẹo nữa rồi. Tuy chưa bao giờ được chứng kiến một buổi hát đối dưới trăng hay được nghe một câu hò mềm mại, mượt mà, tôi vẫn cố mường tượng và tô vẽ hình ảnh ấy thật lãng mạn và trữ tình gấp ngàn lần những thứ ngày ngày vọng vào tai tôi...

Bây giờ tôi vẫn ghiền nghe dân ca, không có người thật hát thì nghe qua CD hay Internet. Lạ một điều, dù cho không có bất kỳ một cuộc vận động hay hình thức phát triển nào thì dân ca vẫn có được cuộc sống riêng, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ. Một điều đặc biệt là dù cuộc sống có xoay vần đến đâu, thì ở khắp nơi trên thế giới này dân ca vẫn sống khỏe.

Để thích ứng với thời cuộc, các nhạc sĩ tài năng đã mang dân ca vào các ca khúc đương đại và chúng ta có được cái gọi là "ca khúc mang âm hưởng dân ca". Ở Mỹ cũng có một dòng nhạc tương ứng gọi là "country music". Hầu như các nước trên thế giới đều có cùng hoàn cảnh và thực trạng như thế. Các ca sĩ hát loại nhạc này vẫn được gọi là "sao" như ai đó chứ?

Ngày xưa người ta đi lại bằng phương tiện sử dụng chủ yếu từ sức người hoặc sức gió (buồm) nên họ không cần vội vã, dù có muốn nhanh cũng không được... Họ buồn vì giữa đêm hôm thanh vắng không biết làm gì nên cất lên câu hò cho khuây khỏa. Khi tiến bộ của khoa học kỹ thuật đi vào từng ngóc ngách thì tiếng hò trên sông bỗng trở nên lạc lõng. Bây giờ thật khó mà nghe một người mẹ trẻ nào cất giọng hát ru con, không phải người ta thương con mình ít hơn ngày xưa mà đơn giản vì có nghe ai hát bao giờ đâu mà thuộc?

Khi cuộc sống đã tiến lên hằng ngày, người ta không thể cứ ngồi tiếc nuối về những ngày đã qua vì cuộc sống là như thế, và nhớ về những ngày xa xưa (cũng không xưa lắm) để phấn đấu tốt hơn cho ngày hôm nay mới là điều đáng làm và nên làm.

jHCBmge7.jpgPhóng to

Áo Trắng số 5 (ra ngày 15-3-2009) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

 ĐOÀN LÂM TẤT LINH (Rạch Giá)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên