Robot sửa chữa cáp quang biển - Nguồn: Oceaneering |
Điều này đồng nghĩa với việc người dùng internet tại Việt Nam phải chấp nhận cảnh tốc độ truy cập internet chập chờ thêm hai tuần nữa.
Trước đó, tuyến cáp này bị đứt vào chiều tối ngày 2-8 tại phân đoạn cách Hồng Kông khoảng 80km. Nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng của bão số 2 vừa qua.
Do đã quá quen với các sự cố thường xuyên xảy ra của tuyến cáp AAG, các nhà mạng Việt Nam khai thác tuyến cáp này đều triển khai các phương án dự phòng nhằm đảm bảo lưu lượng kết nối internet đi quốc tế cho người dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, do tuyến cáp AAG vẫn đang chiếm lưu lượng đường truyền đi quốc tế khá lớn nên tốc độ đường truyền internet của người dùng trong nước sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.
Các dịch vụ kết nối hướng đi quốc tế như: mạng xã hội, web, email, video… bị chậm do lưu lượng bị chuyển sang các hướng dự phòng có khả năng gây nghẽn.
Tuyến cáp này cũng vừa bị sự cố hồi cuối tháng 6 vừa qua, và chỉ một tháng sau lại tiếp tục xảy ra sự cố. Đây là lần thứ ba tuyến cáp AAG bị sự cố trong năm 2016.
AAG (Asia-America Gateway) là tuyến cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương đầu tiên nối trực tiếp Đông Nam Á và Mỹ, cung cấp kết nối giữa: Malaysia, Thái Lan, Singapore, Brunei, Việt Nam, Hong Kong, Philippines, Guam, Hawaii và Mỹ. AAG là kết quả sự hợp tác của 19 công ty viễn thông, trong đó có bốn doanh nghiệp Việt Nam là VNPT, Viettel, FPT và SPT, cùng tham gia xây dựng và bảo dưỡng. Tuyến cáp có chiều dài đến 20.191km (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam có chiều dài 314 km) với tổng chi phí đầu tư khoảng 560 triệu USD, trong đó VNPT với tư cách thành viên sáng lập, là doanh nghiệp Việt Nam góp vốn nhiều nhất, 40 triệu USD. AAG được chính thức đưa vào phục vụ từ ngày 10-11-2009. NEC và Alcatel-Lucent là hai công ty được giao phụ trách hoạt động khai thác tuyến cáp. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận