01/07/2005 20:51 GMT+7

Nhịp sinh học với sức khỏe

Lương y MINH CHÁNH, Sức Khỏe & Đời Sống
Lương y MINH CHÁNH, Sức Khỏe & Đời Sống

Có hai nhân tố ngăn trở nhịp sinh học của tế bào, dẫn đến sự mất cân bằng của cơ thể. Đó là thói quen lấy đêm làm ngày và làm xáo trộn điện tích trong cơ thể, mất quân bình âm dương ở tế bào.

ggQyv9bx.jpgPhóng to
Có hai nhân tố ngăn trở nhịp sinh học của tế bào, dẫn đến sự mất cân bằng của cơ thể. Đó là thói quen lấy đêm làm ngày và làm xáo trộn điện tích trong cơ thể, mất quân bình âm dương ở tế bào.

Mỗi tế bào có chức năng độc lập. Hoạt tính của cả cơ thể là do hoạt tính và tác động qua lại giữa các tế bào hợp nên. Vì vậy nhịp sinh học của cơ thể phải xét từ tế bào.

Tế bào chứa chất nguyên sinh, trong đó diễn ra hai quá trình đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là sự liên kết các chất đưa vào để cơ thể thành các chất phức tạp, xây dựng chất nguyên sinh mới làm tăng thêm và tích tụ năng lượng. Dị hóa là hoạt động phân tách các chất phức tạp thành các chất đơn giản để giải phóng năng lượng, thực hiện các hoạt động bên trong và bên ngoài của tế bào. Như vậy đồng hóa là làm tăng chất nguyên sinh, còn dị hóa là làm phá vỡ các chất nguyên sinh. Hai quá trình này kết hợp nhau và tăng cường lẫn nhau.

Điều khiển nhịp điệu đồng hóa và dị hóa là ánh sáng và nhiệt độ. Ánh sáng và nhiệt độ càng mạnh thì sự biến đổi chất nguyên sinh và các men (enzym) càng rõ, càng tích cực hơn. Từ 3 giờ đến 15 giờ, môi trường bên trong cơ thể thiên hẳn về tính chất axit (+). Nếu thời gian này ta lao động vừa phải, hợp lý, khoa học thì sẽ làm sự cân bằng axit - kiềm thiên sang phía axit. Như thế, ánh sáng ban ngày làm quá trình dị hóa trong mỗi tế bào tích cực hơn.

Nếu giảm ánh sáng và nhiệt độ thì hoạt tính của tế bào cũng giảm theo. Nó sẽ gây tình trạng đầy chất nguyên sinh trong tế bào và giảm sự phân hủy (dị hóa), khiến tế bào chuyển sang trạng thái không tích cực. Đó là thời điểm từ 15 giờ đến 3 giờ. Thời gian này, nhờ sự hỗ trợ của môi trường nội môi, tế bào làm việc phục hồi, tích lũy và chuyển sang tính chất kiềm nhiều hơn (-). Vậy nhịp điệu ngày và đêm đồng hành với nhịp sinh học bên trong tế bào (tức chuyển trạng thái axit hay kiềm).

Có hai nhân tố ngăn trở nhịp sinh học của tế bào, đó là:

Không tuân thủ nhịp sinh học ngày đêm: Tức là ban ngày thì ngủ, còn ban đêm thì làm việc. Nếu sống và làm việc trái tự nhiên, phá vỡ sự hòa hợp của nhịp sinh học tế bào và sự phân bố ánh sáng trong ngày và đêm thì sẽ bị ốm đau, bệnh tật, stress, thần kinh...

Ban ngày, năng lượng mặt trời (bức xạ hồng ngoại, bức xạ phôtôn, bức xạ tia cực tím, bức xạ điện từ và các dòng các hạt) làm ion hóa các chất lỏng trong cơ thể và các nhân tố khác mà tăng cường các phản ứng sinh hóa, làm tăng tính tích cực của cơ thể. Ban đêm, nhiệt độ cơ thể giảm, trong khi phần lớn các enzym chỉ hoạt động tối ưu ở 37-38 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể giảm, các mạch co vào, các men giảm hoạt động; chỉ hai nhân tố này thôi cũng đã làm kém hẳn việc tiêu hóa thức ăn và đào thải sản phẩm đã tiêu hóa.

Lối sống trái tự nhiên ấy làm cơ thể bị đọng xỉ ghê gớm, chưa kể chuyện tốn hao năng lượng cho việc thức đêm. Và dĩ nhiên là cơ thể hao mòn quá sớm. Vì thế, những người làm nghệ thuật hay sáng tác về ban đêm thường bị “cháy” nhanh và đã ra đi đúng lúc tài năng đang phát triển.

Làm xáo trộn điện tích trong cơ thể, mất quân bình âm dương ở tế bào: Bề mặt trái đất và khí quyển bao quanh có điện tích âm. Hai chân ta nạp điện tích âm. Đầu nhờ hô hấp và tiếp xúc không khí sẽ có điện tích dương. Còn phần giữa thân mình có điện tích trung hòa. Các chỉ số đó bảo đảm cơ thể hoạt động bình thường (cả môi trường bên trong và dòng điện sinh học).

Hiện nay, con người sống theo kiểu hiện đại: chân đi giày cách điện, mặc áo quần tổng hợp, sàn nhà trải đệm nhân tạo, ngồi ghế nhựa... làm 2 bàn chân không nạp điện tích âm. Vì thế, cơ thể thừa điện tích dương, đẩy môi trường bên trong thiên sang tính chất axit và hướng các phân tử lớn của cơ thể hoạt động bất lợi.

Trước hết, nó làm thay đổi hoạt tính của các men (enzym) trong từng tế bào, khiến chúng không thể phân giải các chất đi vào tế bào đến trạng thái cuối cùng để tống ra dễ dàng. Ví dụ, chất đạm sẽ dừng lại ở giai đoạn axit uric chứ không phân giải đến mức cuối cùng là nước tiểu; hoặc chất bột dừng lại ở cacbon oxit chứ không biến thành cacbonic... Hậu quả là trong cơ thể, hàm lượng axit uric và cacbon oxit cao, gây hàng loạt bệnh. Dùng thuốc chữa các bệnh này là hoàn toàn vô ích.

Trong cơ thể có những phân tử lớn như phân tử AND. Cơ thể thừa điện tích dương sẽ làm nó thay đổi hướng đi, không thực hiện được chức năng của chúng. Vì thế cơ thể bị bệnh.

Muốn nhịp sinh học trong tế bào diễn tiến bình thường, nên:

Tuân thủ thức, ngủ theo nhịp điệu ngày đêm: Nên đi ngủ đúng lúc, đúng mùa và dậy lúc 5-6 giờ sáng. Lao động chân tay vừa phải trong ngày để kích thích tốt quá trình phân giải và tổng hợp bên trong tế bào: cân bằng âm dương, cân bằng axit, kiềm trong cơ thể.

Điều chỉnh tổng diện tích trong ngày: Ban ngày nằm ít vì năng lượng cơ thể vận hành tốt ở tư thế đứng, tư thế dọc. Ở tư thế nằm ngang, điện tích phân bổ khác đi. Hiệu số điện thế sẽ bị vi phạm, tỷ lệ không cân bằng. Khi đứng dọc, các dòng điện đi từ mặt đất lên tầng bình lưu sẽ hỗ trợ cho sự vận hành năng lượng của cơ thể. Ngược lại, ở tư thế nằm ngang, chúng bị cản trở. Mặt khác, ban ngày, các dòng điện trái đất vận hành có lợi ở tư thế đứng của cơ thể: còn ban đêm thì có lợi ở tư thế nằm ngang.

Buổi sáng và buổi tối nên tắm, giội nước, giúp việc phân phối điện tích đồng đều trong cơ thể.

Đi bộ bằng chân đất, xoa bóp cơ thể, ngâm chân nước muối.

Bằng cách áp dụng các biện pháp tự nhiên và đơn giản ấy, chúng ta có thể tránh được nhiều bệnh, thậm chí có thể chữa khỏi những bệnh rối loạn chức năng mà ta đã uống nhiều thứ thuốc đắt tiền nhưng không khỏi.

Lương y MINH CHÁNH, Sức Khỏe & Đời Sống
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên